Thứ Tư, 30 tháng 12, 2020

Nấu bánh Tét

 Tôi không nhớ rõ vào năm nào tôi bắt đầu gói bánh Tét và nấu bánh Tét, nhưng biết chắc sau khi Bà Nội của nhà tôi mất năm 1979, một vài năm sau các con tôi muốn ăn bánh Tét, nhà tôi thuộc loại con gái cưng, mồ côi mẹ từ 3, 4 tuổi, nên được bà Nội thương yêu không cho làm đụng móng tay.

Nhà tôi kể khi còn nhỏ, bên cạnh là một nhà hàng người Bắc, thấy nhà tôi dễ mến, nên khi nào nhà hàng có nấu món chi nhà tôi thích, ông chủ bảo lấy tô mang sang nhà hàng, ông chủ sẽ lấy thức ăn cho nhà tôi.

Thuở đó, nhà hàng có những thực khác là mấy ông Tây, thường móc túi cho nhà tôi kẹo hay Chocolat, có lẽ vì họ nhớ vợ thương con ở quê nhà.

Sau nầy ở gần nhà, trên đường Ngô Tùng Châu có quán cơm Phước Thành, danh tiếng một thời, khi nào nhà không có món ăn vừa miệng, nhà tôi lấy dĩa đi đến nhà hàng Phước Thành, ông chủ luôn luôn gặp và bảo nhà tôi, “Chờ chút đi con”, ông làm xong món ăn cho khách là chặt đùi gà, lóc hết da để vào đĩa cho nhà tôi.

Còn nhà tôi đi ra Ngã Sáu Sàigòn, nơi ăn uống về đêm, mua thức ăn bao giờ cũng được ưu tiên, có khi người bán còn không lấy tiền, vì ông thân của nhà tôi là “sếp” chợ Cầu Muối, thường hay giúp đỡ những người buôn bán ở Ngã Sáu về thuế má.

Cho nên khi bà Nội của nhà tôi còn sinh tiền, nhà tôi không biết nấu nướng chi hết. Khi các con tôi muốn ăn, tôi mới nghĩ: “Tại sao mình không gói bánh Tét ăn Tết”. Thế là năm đó tôi ra Chợ Vườn Chuối mua 2 kg nếp, mua đậu xanh, đậu đen, mua lá chuối, mua dây lác … , mượn cái thùng nấu bánh của anh bạn nhà bên cạnh.

Năm đầu tiên đó, tôi gói bánh nhân đậu có, nhân chuối có cũng đâu được mười mấy hai chục đòn bánh, bánh chin nhưng có điều là đầu bánh đều bị lòi nếp ra. Ăn thì cũng được, nhưng tôi đánh giá chưa thành công lắm. Tôi nghĩ cần phải tìm hiểu làm sao cho đầu bánh đừng bị nở bung nếp ra. Sau tôi mới biết là người ta phải để 2 miếng lá chuối bề ngang chừng 3 ngón tay, đặt thành hình chữ thập, để ở mỗi đầu đòn bánh để nó giữ chặt, đầu bánh sẽ không bị bung ra khi bánh chin, nếp nở ra.

Một lần tôi gói bánh Tét thì có chị tôi ở quê lên chơi, chị ấy mới chỉ cho tôi, muốn cho bánh béo không cần phải xào nếp đã ngâm qua đêm với nước cốt dừa, chỉ cần lấy dừa nạo trộn vào nếp, khi bánh Tét chin sẽ không hề thấy xác của dừa nạo, còn nhân chuối xẻ trái chuối ra nhét vào đó một lát đường thẻ, sau khi nấu chin, nhân chuối sẽ ngọt và có màu đỏ, chớ không phải hơi chác và màu nâu.

Mười mấy hai mươi năm trước, thành phố tôi ở phát triển chùa chiền, Thầy trụ trì muốn gói bánh Tét bán gây quỹ cho chùa, có người biết tôi biết gói bánh Tét, nên nhờ tôi đến hướng dẫn cho một số Phật tử trẻ biết gói và nấu bánh Tét. Năm sau có cô cháu người Cà Mau, tôi nhờ cô cháu phụ trách việc nầy.

Mấy năm trước, tôi cũng gói bánh Tét vì gia đình ăn chay, nhưng Tết vào mùa Đông, trời lạnh phải nấu bánh trong nhà 5, 6 tiếng đồng hồ, lúc nấu hơi nước bay từ nhà bếp, phòng ăn thông ra phòng khách, lúc nấu bánh Tét xong, hơi nước gặp lạnh tụ lại khắp cả nhà trên tường, cửa kính, cửa tủ … Con tôi phải lau chùi cả buổi mới xong, từ đó tôi không nấu bánh Tét nữa. Vào dịp Tết mua vài đòn đủ cúng kiến, hơn nữa có bạn của con gái tôi, năm nào Tết cũng gửi sang bánh chay cũng như bánh mặn, đủ cúng kiến và cho con trai chúng tôi.

Nhà tôi, ngày nay nấu ăn, làm bánh rất ngon, mỗi ngày giải trí với cái Ipad lúc xem tin tức, lúc thưởng thức văn nghệ, lúc tìm xem nấu ăn. Rồi nhà tôi thấy trên Video Clip có người khám phá ra, muốn nấu bánh Tét mau ăn, thay vì nấu từ nếp, nên rất lâu, người ta hướng dẫn lấy nồi cơm điện, nấu cơm nếp trước, sau đó lấy cơm nếp thay vì nếp, gói với nhân thành bánh Tét, tất cả đều đã chin, nên đem đi hấp hay nấu chỉ mất chừng 45 phút là xong.

Nhà tôi và tôi đã thử làm bánh Tét nhân đậu, nấu xong ăn cũng ngon, không thua kém chi cách gói bánh truyền thống. Đã từ lâu có người gói bánh Tét theo truyền thống, nấu với nồi áp suất cũng được. Nhưng nếu cả 2 phương pháp nầy được áp dụng, vài thế hệ sau sẽ không còn cái thú nấu bánh, ngồi bên ngọn lửa bập bùng canh chừng lửa củi, canh chừng nước nôi.

Ôi ! Cái thú nấu bánh Tét rồi đâu còn nữa !

866430122020





Thứ Năm, 17 tháng 12, 2020

NHỮNG BẠN HỌC NGÀY XƯA

Tôi có những tấm ảnh cũ còn giữ được, năm 1951 học Trường làng, năm đó trường có 2 Thầy nên dạy 2 lớp, tôi chắc Thầy mà tôi vẫn thường gọi là Chú Hai tên của chú là Nguyễn Hoa Hẩu, cháu gọi ông Phủ Nguyễn Hà Thanh là ông Cố, ông thân tôi cũng gọi ông Phủ là ông Cố, nhà tôi ngày xưa sát cạnh nhà ông Phủ, còn nhà chú Hai cách nhà ông Phủ đến 2 căn, trong đó có căn nhà của tôi.

Chú Hai là cháu ruột của ông Phủ, còn ông thân tôi không phải là cháu ruột vì ông ngoại của ông than tôi là con nuôi của ông Phủ, do đó ngày xưa được cất nhà ngay bên cạnh dinh thự của ông Phủ, gọi là dinh thự vì nhà ông Phủ ngày xưa có 1 tầng lầu.

Hình của lớp nầy không phải là lớp vở lòng của tôi, lớp vở lòng tôi học sớm hơn ở ngôi trường làng bên kia sông, do chú tôi làm Trưởng giáo, nên tôi được theo chú theo anh sang sông học. Sau đó Cách mạng mùa Thu, các Thầy về tỉnh dạy hay đi theo tiếng gọi của non sông, trường đóng cửa, tôi bị thất học.

Thầy dạy vỡ lòng Lê Văn Thọ, Tông, Lê Văn Khải và Trò Độ bạn học lớp vỡ lòng, ảnh 60 năm sau

Chú Hai vốn là con của thầy giáo Nguyễn Văn Đe  dạy ở tỉnh Sa Đéc, Long Xuyên ngày xưa, chú không có bằng Primaire, nên khoảng năm 1948, 1949 chú lấy trường học mở lớp dạy tư, tôi theo học, năm 1950 đi xuống tỉnh thi đậu bằng Sơ Đẳng Tiểu Học.

Sau đó chú Hai xin được làm Thầy giáo, tỉnh bổ thêm thầy Nguyễn Văn Chín ở Long Kiến Chợ Mới về dạy, nên Trường có 2 Thầy. Còn tôi thi đậu bằng Sơ Đẳng Tiểu Học, đáng lẽ được xuống tỉnh Long Xuyên học lớp Nhì, do nhà không có dư giả cho tôi đi học, nên cha mẹ tôi gửi cho đi học với chú Hai, mỗi ngày chỉ học 1 buổi cho khỏi quên chữ nghĩa, chờ thuận lợi cho đi xuống tỉnh học lại.

Đến năm 1954, cha tôi mất, anh tôi ở Pháp gửi thư về nhờ chú tôi giúp cho tôi đi học lại ở Châu Đốc. Năm 1956, cuối năm học thầy Châu Văn Tính nhờ chủ hiệu ảnh Ngô Biện ở đường Xe lửa đến chụp ảnh cuối năm làm kỷ niệm, lớp nầy nhiều anh học trễ cũng như tôi, họ ở Bình Di Bắc Nam, Núi Sam, Tịnh Biên, Mỹ Đức, Cái Dầu theo học, vì thầy giáo Châu Văn Tính dạy giỏi nên có em của Tỉnh Trưởng châu đốc là Nguyễn Văn Quan cũng theo học lớp nầy, còn con các Thầy gửi theo học cũng nhiều.

Năm 1956, đậu vào Đệ Thất Kỹ Thuật Cao Thắng, tôi được Chú cho theo học trường nầy, năm đó các lớp Đệ Thất được học tại chi nhánh Trường Kỹ Thuật Phan Đình Phùng địa chỉ 48 đường Phan Đình Phùng hay số 2 Phạm Đăng Hưng, nơi đây là nơi đặt tạm Trường Quốc Gia Âm Nhạc, lớp Kỷ sư Công nghệ khóa đầu tiên, vì nó gần Vườn Bách Thảo Sàigòn cũng thường gọi là Sở Thú, nên có hôm thầy nghỉ dạy, chúng tôi vào đây chụp ảnh.

Hòa, Hơn, Châu Viễn, Liêm Đắc, Đông, Sĩ, Mẫn, Tông
Phưóc, Lý Lạc Long Giang, Phan Tùng, Trần Phước Châu, Trường, Nguyễn Thanh Tòng

Năm 1961, kỷ sư Nguyễn Văn Phúc dạy Kỹ Nghệ Họa chúng tôi, thầy có học bổng đi tu nghiệp ở Mỹ, nên có chụp ảnh kỷ niệm với Thầy, tiếp theo kỷ sư Lê Tài Quấc thay thế, chúng tôi cũng chụp ảnh kỷ niệm. Năm đó tôi làm Trưởng lớp, đến nay cũng quên họ tên các bạn trong lớp, tôi đưa hình lên Mạng, có ai đó ghi chú tên, nay nhân tiện, tôi thêm tên những bạn tôi còn nhớ.

1.- Nguyễn Văn Quế           18.- Bùi Ngọc Di
2.- Nguyễn Đắc Thận         19.- Lê Kim Nghĩa
3.- Nguyễn Văn Hai           20.- Phạm Minh Luân
4.- Lương Văn Nhơn          21.- Nguyễn Văn Vận
5.- Vũ Duy Dần                  22.- Nguyễn Kim Biên
6.- Ngô Phước Tường        23.- Lý Thất
7.- Nguyễn Hồng Tuấn      24.- Tăng Tấn Tài
8.- Thầy Lê Tài Quốc         25.- Trần Hưng Bang
9.- Nguyễn Thế Hồng         26.- Trần Văn Quang 
10.- Lê Hoàng Giáo           27.- Nguyễn Giụ Hùng
11.- Trần Bình Đức            28.- Nguyễn Văn Thuận
12.- Huỳnh Ái Tông           29.- Lê Ngọc Báu
13.- Cao Chánh Thơm       30.- Huỳnh Văn Dân
14.-  Dư Quang Thuấn      31.- Nguyễn Hữu Chính 
15.-  Nguyễn Văn Phước   32.- Nguyễn Kim Chi
16.- Trần Văn Thành         33.- Trần Thanh Quang
17.- Võ Minh Ch
âu

Nhân tiện, đưa luôn tấm ảnh khi học Cao Đẳng Sư Phạm có 6 người, nhưng trong ảnh không đủ vì thiếu người chụp ảnh Trịnh Như Tích và anh Nguyễn Văn Bài.

Lương Văn Nhơn, Nguyễn Văn Đước, Huỳnh Ái Tông, Nguyễn Đức Lộc

Và tấm ảnh tiệc Tân khoa, ảnh chụp chung có quý giáo sư Phân Khoa Văn Học và Khoa Học Nhân Văn Viện Đại Học Vạn Hạnh, tiệc tại nhà Lý Trương Quang, hình như đây là cư xá của Nhân viên Bưu Điện Sàigòn, nằm trên đường Hồng Thập Tự, bên cạnh là sân bóng đá Hoa Lư.

Hàng ngồi: Ngô Văn Phát, Nguyễn Văn Sung, Gs Kim, Nguyễn Đăng Thục, Doãn Quốc Sỹ, Huỳnh Minh Đức, KTS Vinh (đứng sau Gs Đức)
Hàng đứng: Huỳnh Ái Tông, Lý Trương Quang, Bùi Văn Sớm, Vũ Văn Trung, Chu Thị Xuân Mai, Trương Thị Bích Vân. Gia chủ ông thân của Lý Trương Quang, KTS Vinh.

 

866417122020






Thứ Sáu, 4 tháng 12, 2020

Bạn tôi

 Trong những ngày gần đây tôi bận theo dõi tin tức bầu cử năm 2020 để làm Vlog của mình, nên không rãnh để viết bài. Mấy hôm trước có anh Nguyễn Giụ Hùng bạn ồng môn ở Trung Học Kỳ Thuật Cao Thắng gửi cho một số bài, tôi chưa có thì giờ đưa lên Trang Web Cao Thắng của tôi, tuy nhiên tôi có chuyển bài đến Trang web Chim Việt Cành Nam và Việt Nam Văn Hiến, cả 2 nơi nầy đã hoặc sẽ đăng bài của anh Hùng.

Hôm nay tôi nhận được bài của anh Nguyễn Mạnh Hoạt, anh là kỷ sư ENSM, tức là cùng trường vơ”I kỷ sư Cao Thanh Dảnh, Nguyễn Tấn Phát nguyên Hiệu Trưởng Trung Học Kỹ Thuật Cao Thắng, tiếc rằng bài anh Hoạt gửi cho tôi 5 trang, nhưng tôi ngh là chưa xong nên không thể đăng, chờ anh hoàn tất sẽ đăng cho các bạn Cao Thắng cùng xem.

Anh Hoạt vào học ở Cao Thắng sau tôi 1 năm, vì tôi thi rớt Tú Tài 1 nên vào Cao Đẳng Sư Phạm Kỹ Thuật cùng khóa với anh Hoạt, anh chỉ học tại đây chừng 2 hay nhiều lắm là 3 tuần rồi anh biệt tăm, sau nầy anh liên lạc được với  tôi qua email, tôi mới biết anh được học bổng, sang Pháp học kỷ sư.

Hình chụp ở Nante 1965, người đứng giữa Phạm Minh Luân con của Giám thị Phạm Văn Luật

Thỉnh thoảng anh có bài viết gửi cho tôi đăng trên Web Cao Thắng của tôi, tôi nhớ có bài anh viết nhờ anh bỏ học Cao Đẳng Sư Phạm Kỹ Thuật nên tôi mới được vào học ở trường nầy. Lâu ngày, anh suy đoán không đúng, vì có anh theo học hay anh bỏ học, tôi vẫn được nhập học vì số sinh viên nhập học chưa đủ 10 người.

Năm đó Trường CĐSPKT tuyển vào lấy 10 sinh viên chính thức và 2 sinh viên dự khuyết. Tôi dự khuyết thứ 2. Khi nhập học chỉ có 6 người theo học, vì năm đó nhiều anh vừa đậu vào Trường Kỹ sư Công nghệ vừa đậu vào CĐSP nên đa số theo học Kỷ sư, bên CĐSP chỉ có anh Nguyễn Văn Bài và anh Nguyễn Mạnh Hoạt  theo học, các bạn mới cho tôi biết nên xin vào học ngay từ đầu để khỏi mất bài vở. Nên tôi xin vào học, được chấp thuận, tôi đã vào học từ đầu kể cả tôi trong lớp chỉ có 7 người vn còn thiếu 3 người nữa. Sau 2 hay 3 tuần anh Hoạt nghỉ, lớp học chỉ cò có 6 người mà thôi.  Sau 2 năm học, ra trường chỉ có 4 ngườị còn 2 anh còn lại chắc không có nhu cầu nên được giữ ở lại học 4 năm.

Bốn người ra trường, sau nầy có anh Lương Văn Nhơn và tôi làm Hiệu Trưởng, anh Trịnh Như Tích Quyền Hiệu Trưởng Trường Kỹ Thuật Gia Định, anh Nguyn Văn Bài, Giám Học Trường Kỹ thuật Long Xuyên. Hai anh ra trường, ngạch Đệ nhị cấp có anh Nguyễn Văn Đước làm Hiệu Trưởng Trung Học Kỹ Thuật Tây Ninh, còn anh Nguyễn Đức Lộc giáo viên Trường Kỹ Thuật Việt Đức ở Thủ Đức về sau xáp nhập vào Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật Thủ Đức.

Năm nay, chúng tôi đã 80, có những anh lớn hơn chẳng hạn như anh Lương Văn Sĩ, anh Nguyễn Xuân Thới vẫn khỏe mạnh, vẫn còn sức từ Phú Lâm, từ Phú Nhuận đến Cầu Trắng ở Xa lộ Sàigòn hàng tuần uống cà phê trò chuyện vui vẻ, trước khi tan hang, hẹn gặp lại tuần sau. Trong số đó gần như Nguyền Đức Lộc và Nguyn Văn Dưỡng tuần nào cũng có mặt. Tôi vẫn ước mình được như vậy, có vui vẻ vứt bỏ mọi ưu phiền sẽ sống lâu, sống trường thọ.

866404122020





Thứ Sáu, 6 tháng 11, 2020

Tôi đi nội soi

Khi tôi còn ở Việt Nam, vào giữa thập niên 1980, tôi thường bị nhức đầu nên đi khám bác sĩ tại Bệnh viện Nguyễn Trãi, nơi đây thấy trong mũi của tôi có thịt dư, nên đã mỗ cắt bỏ cục thịt dư ấy.

Sau đó, tôi vẫn bị nhức đầu đi khám lại ở Nguyễn Trãi, bác sĩ tại đây cho là bị Viêm xoang, cho tôi uống thuốc một thời gian cũng vẫn còn bị nhức đầu. Một hôm tôi đi khám lại, bác sĩ khám xong, nói với tôi:

- Bác bị viêm xoang. Tôi ký giấy bác vào nằm bệnh viện ngay để mỗ viêm xoang.

Tôi nhớ lúc trước khi mỗ cắt thịt dư trong mũi, nằm lại mấy hôm tại khoa Tai-Mũi-Họng, nên mấy ông bạn bệnh nhân cho biết bị viêm xoang, có mỗ rồi một thời gian cũng bị lại, cho nên tôi trả lời ngay cho bác sĩ:

- Thưa bác sĩ ! Tôi đi khám bệnh, nếu bây giờ tôi vào nằm trong bệnh viện, vợ con không biết chuyện chi tôi vắng nhà, sẽ có lắm chuyện. Bác sĩ vui lòng ghi cho mấy chữ, tôi ra về sắp xếp, xin phép cơ quan, cho gia đình biết. Ngày mai tôi sẽ đến đây để nhập viện.

Đó lý do tôi từ chối khéo, từ đó nhức đầu tôi uống thuốc trị viêm xoan ở Nhà thuốc Tây, lâu ngày tôi đã quên tên thuốc.

Vài năm sau, tôi được đi Mỹ theo diện HO, tuy tôi đi học tập cải tạo có 2 năm 2 tháng 20 ngày, nhưng tôi bị quản chế gần 2 năm nữa, tôi ghi ra và cộng chung cả thảy là 4 năm. Phái đoàn phỏng vấn cho tôi đi Mỹ, không có chi thắc mắc, vì mọi giấy tờ tôi đều trình bản chính.

Sang Mỹ năm 1991, tôi đi khám tổng quát với ông bác sĩ Cohen, ông là bác sĩ của một bệnh viện, ngoài giờ ông có phòng mạch khám thêm bệnh nhân.

Khi khám với ông Cohen, tôi khai với ông là tôi bị Viêm xoang. Ông Cohen phán ngay không cần khám:

- Ở đây rất nhiều người bị dị ứng chớ không phải làViêm Xoang, nhất là những người sống ở ven sông Ohio, là con sông chảy ngang qua thành phố chúng ta đây. Ông về mua thuốc dị ứng mà uống khi bị nhức đầu, sỗ mũi.

Đã nghe danh ông là bác sĩ danh tiếng trong khu vực, nay ông phán như vậy, tôi đành phải về mua thuốc dị ứng để uống, nhưng không phải tôi lúc nào cũng nhức đầu.

Sau đó tôi đi làm, không còn hưởng chương trình Medicare của chánh phủ, sở làm cho bảo hiểm y tế. Hỏi anh em trong cơ quan, đa số đều đi khám ông bác sĩ Thái Lan Chaisak Pengvanich, vì đi khám không cần phải ghi danh, ngày Thứ Bảy ông cũng khám đến 12 giờ trưa, nên tôi ghi danh khám với ông nầy.

Khám với ông Chaisak vài năm, tôi nói với ông trong một lần khám bệnh:

- Thưa bác sĩ ! Ở Việt Nam tôi bị Viêm Xoang, bác sĩ Việt Nam định mỗ, nhưng tôi nghĩ sang Mỹ mỗ tốt hơn, nên tôi chưa được mỗ thỉnh thoảng vẫn bị nhức đầu, xin bác sĩ giới thiệu cho tôi đi khám Viêm xoang.

Thế là bác sĩ Chaisak giới thiệu cho tôi đi khám Viêm Xoang ở Bệnh viện Jewish tại Dowtown.

Bác sĩ tại Bệnh viện sau khi chụp ảnh đầu, khám lỗ tai, cho tôi uống tạm 4 ngày thuốc rồi quay trở lại, để bác sĩ cho biết kết quả. Đúng hẹn tôi trở lại. Bác sĩ cho tôi biết:

- Ông không có bị Viêm Xoang, trong mũi ông có một vết đen, tôi không rõ là chi. Tôi cho ông uống thuốc 1 tháng. Chắc là khỏi, nêu không ông trở lại.

Thuốc mà ông bác sĩ cho tôi uống là Claritine, lúc đó thuốc nầy mới ra, nên phải có toa bác sĩ mới mua được. Theo toa bác sĩ cho: tôi phải uống 10 ngày mỗi ngày 1 viên trụ sinh. Thuốc Claritine 20 mg, 10 ngày đầu uống mỗi ngày 2 viên, tiếp theo mỗi ngày 1 viên cho đến trọn tháng. Sau đó, tôi không còn nhức đầu, nên đã không trở lại bác sĩ nầy từ đó.

Gần đây, thỉnh thoảng tôi bị ho, sau nghiệm ra ho là do tôi ăn những thức ăn khô chẳng hạn như Chips hay Oat, không rõ vì sao vào tới cổ nó bị vướng lại, tôi không hay biết, nhưng tự nhiên nó làm cho tôi ho, để đẩy vật đó ra, nó chỉ nhỏ chừng đầu đủa ăn.

Đi bác sĩ gia đình (bác sĩ tổng quát) là bác sĩ Việt Nam, chúng tôi quen với nhau cũng đã lâu, trước đây ông đi sang Tiểu bang bên cạnh hành nghề, nay trở lại, ông bác sĩ Thái Lan Chaisak đã về hưu, nên tôi đi khám với ông bác sĩ Việt Nam nầy, tôi khai bệnh và ông đã giới thiệu cho tôi đi bác sĩ chuyên môn tai, mũi, họng là bà bác sĩ Shielas Rhoads. Bà bác sĩ đã khám tôi một lần, nay hẹn để làm nội soi. Trong thời gian nầy, trước khi làm nội soi, tôi phải đi khám Covid-19, khám Covid-19 âm tính mới trở lại làm nội soi sáng nay.

Tôi được chỉ dẫn trước, không được uống vài thứ thuốc như aspirine, aleve, meloxicam 5 ngày trước khi khám. Đêm trước khi khám phải nhịn ăn, uống từ nửa đêm.

Sáng sớm 6 giờ 30 có mặt tại Bệnh viện, sau đó làm giấy tờ rồi vào phòng thay áo quần, y tá đo nhiệt độ huyết áp, đường trong máu, vô nước biển. Đến 8 giờ 20, họ đẩy tôi sang phòng khác, tôi còn nhìn thấy đèn trên trần, y tá đi lại.

Khi tôi mở mắt ra, con tôi bảo ngồi tại giường thay quần áo rồi về. Sau đó, có người đem xe đẩy đến, tôi ngồi lên xe, họ đưa tôi ra chỗ xe con tôi đậu ngay bên lề đường của bệnh viện, nhìn đồng hồ trong xe là 9 giờ.

Tôi được hướng dẫn là không ăn thức ăn cứng, khô, nên uống nhiều nước. Không uống aspirine trong 5 ngày. Không nên lái xe trong ngày.

Về nhà, tôi ăn oatmeal, nhà tôi nấu loảng như cháo, tôi ăn nửa chén. Check mail, đọc vài bài tin tức bầu cử rồi mới ăn hết chén cháo.

Sau đó đi ngủ một giấc đến gần 2 giờ chiều mới dậy, trong người bình thường, nhưng thuốc mê chắc vẫn còn tác dụng nhẹ và giảm dần.

Thế là cho đến nay, tôi đã bị 3 lần chích thuốc mê. Một lần mỗ vì Phì đại tuyến tại bệnh viện Jewish, một lần soi ruột tại bệnh viện Elizabeth và lần nầy tại bẹnh viện OP Jewish Hospital South. Một ần trước đó, tôi mỗ Phì đại tuyến tại Bệnh viện 115 đường Nguyễn Tri Phương, Q 10 Sàigòn, lần đó mỗ nội soi mất 1 giờ 15 phút nhưng bác sĩ chỉ gây mê mà thôi, ần đó toi nằm tại Bệnh viện 4 ngày, về lấy khách sạn trước Đại học Bách Khoa Phú Thọ tịnh dưỡng thêm 3 ngày nữa.

Hôm nay khi nằm ở phòng chuẩn bị, tôi có chụp vài tấm ảnh, về nhà chuyển từ điện thoại sang máy vi tính, không rõ sao nó chuyển luôn vào email gửi cho chú em ở Việt Nam, thấy hình chú ấy gửi email hỏi lại: “Anh bị sao vậy ?”. Tôi tá hỏa, nên viết bài nầy để gửi cho chú em đọc, cũng là giải thích luôn.

                                                                                                                           8664061120





Thứ Sáu, 30 tháng 10, 2020

Tìm hiểu về quyền lực ngầm tại Mỹ

 Về vấn đề chính trị người ta thường hay nói đến quyền lực ngầm tại Mỹ. Tưởng chúng ta cũng cần tìm hiểu khi nói đến vấn đề nầy là người ta muốn nói đến Câu Lạc Bộ Bilderberg hay Nhóm Bilderberg.


Khách sạn Bilderberg ở Hòa Lan

Nó được khởi xướng do một số người, bao gồm cả chính trị gia Ba Lan lưu vong Józef Retinger, vốn lo ngại về sự phát triển của chủ nghĩa chống Mỹ ở Tây Âu, đã đề xuất một hội nghị quốc tế mà các nhà lãnh đạo từ các nước châu Âu và Hoa Kỳ sẽ cùng tham gia nhằm mục đích thúc đẩy chủ nghĩa Đại Tây Dương giữa các nền văn hóa của Hoa Kỳ và Tây Âu để thúc đẩy hợp tác về các vấn đề chính trị, kinh tế và quốc phòng.


Chánh khách Ý Alexandre de Gasperi

Retinger đã tiếp cận Hoàng tử Bernhard của Hòa Lan, người đồng ý thúc đẩy ý tưởng này, cùng với cựu thủ tướng Bỉ Paul van Zeeland, và người đứng đầu của Unilever là Paul Rijkens. Bernhard lần lượt liên lạc với Walter Bedell Smith, người khi đó đứng đầu CIA, và đến lượt Smith đã nhờ cố vấn của Eisenhower là Charles Douglas Jackson giải quyết đề nghị này. Danh sách khách mời sẽ được lập ra bằng cách mời hai người tham dự từ mỗi quốc gia, một trong số họ đại diện cho quan điểm "bảo thủ" và "tự do". Năm mươi đại biểu từ 11 quốc gia ở Tây Âu đã tham dự hội nghị đầu tiên, cùng với 11 người Mỹ. Tổng cộng có 150 người tham dự.


Rosef Retinger

Cuộc họp đầu tiên được khai mạc vào ngày 29 tháng 5 năm 1954 tại khách sạn Bilderberg ở làng Oosterbeek, phía đông Hòa Lan. Hội nghị ra đời từ ý tưởng của Nam tước Edmund Rothschild, chính trị gia Ba Lan Józef Retinger, Hoàng thân Hòa Lan Bernhard, Chủ tịch Tập đoàn Unilever Paul Rijkens, chính trị gia Anh Denis Healey và Giám đốc CIA Walter Bedell Smith. Nội dung kỳ họp năm 1954 được cho là xoay quanh các vấn đề như tăng cường quan hệ về mọi mặt giữa Mỹ và Tây Âu, cũng như hợp tác đối phó với Liên Xô.


Hoàng thân Bernhard

Thành công của cuộc họp đã khiến ban tổ chức sắp xếp một hội nghị thường niên. Một ban chỉ đạo thường trực được thành lập với Retinger được bổ nhiệm làm thư ký thường trực. Cùng với việc tổ chức hội nghị, ban chỉ đạo cũng duy trì một sổ đăng ký tên người tham dự và chi tiết liên lạc với mục đích tạo ra một mạng lưới không chính thức của các cá nhân có thể gọi cho nhau trong khả năng riêng tư. Các hội nghị được tổ chức tại Pháp, Đức và Đan Mạch trong ba năm sau đó. Năm 1957, hội nghị đầu tiên của Hoa Kỳ được tổ chức trên đảo St. Simons, Georgia, với 30.000 đô la tài trợ từ Quỹ Ford. Quỹ này cũng cung cấp kinh phí cho các hội nghị 1959 và 1963.


Bilderberg 1954

Hằng năm, Nhóm Bilderberg họp ở một quốc gia từ ngày thứ năm cho tới chủ nhựt của tháng năm, có khi tháng 6 nhưng vẫn trong mùa xuân. Đây là một qui củ không thay đổi từ năm 1954. Cũng như quyết định họp ở quốc gia nào, người tham dự chỉ được biết vào giờ chót do Ủy Ban Điều hành thông báo. Đi tham dự không được đi với phu nhơn, thư ký hay phụ tá. Không phải đóng phí tham dự, nhưng tự trang trải chi phí đi lại. Suốt thời gian họp, không ai được phép rời khỏi phòng họp. Mọi người đều có thể nói thẳng thắn những suy nghĩ của mình không bị cấm kỵ nhưng tuyệt đối không được đem ra bên ngoài những điều trao đổi tại diễn đàn. Những quyết định không được phổ biến sau phiên họp. Nguyên tắc chung: cởi mở đối thoại, trao đổi nhưng giữ kín nội dung phiên họp.


Chủ tọa và Thư ký đoàn Bilderberg 1954
Tổ chức Bilderberg chỉ có Ủy Ban Điều hành là cơ cấu duy nhứt, đứng đầu là
Chủ tịch, cho đến nay có 7 người làm Chủ tịch. Người được mời tham dự kỳ 
họp do quyết định của Ban Điều hành. Và thay đổi người tham dự tùy theo tình 
hình thế giới, có từ 120 đến 150 người tham dự hàng năm. Đồng Chủ tịch hiện 
nay là Victor Halberstadt và Marie Josée Kravis. Thành viên của họ hiện nay là 
181 gồm nhiều nước ở Châu Âu như Anh, Pháp, Đức, Hòa Lan, Ý, Thụy sĩ, 
Phần Lan Thụy điển…, Mỹ, Canada, Úc ..

Thành phần được mời tham dự họp gồm có: 

- Lãnh đạo quốc gia.
- Chánh trị gia.
- Lãnh đạo các công ty lớn.
- Lãnh đạo các Ngân hàng lớn.

Những đề tài được thảo luận trong lần hội họp năm 2019 tại Khách sạn Montreux ở Genevre: 


Khách sạn Montreux ở Geneve Thụy Sĩ

 

Một trật tự chiến lược ổn định

Điều gì tiếp theo cho Châu Âu?

Biến đổi khí hậu và tính bền vững

Trung Quốc

Nga

Tương lai của chủ nghĩa tư bản

- Anh Quốc rút khỏi Liên minh Âu Châu

Đạo đức của trí tuệ nhân tạo

Vũ khí hóa mạng xã hội

Tầm quan trọng của không gian

Mối đe dọa mạng

Các nhân vật tinh anh trong những tổ chức có thế lực đủ để làm xoay chuyển cục diện thế giới đã tham dự các phiên họp của Bilderberg như:

Henry Kissinger - cựu Bộ trưởng ngoại giao Mỹ, D. Rockefeller của ủy ban quốc tế JP Morgan, Nelson Aldrich Rockefeller, hoàng tử Phillip của Anh. McNamara - Bộ trưởng quốc phòng Mỹ thời Tổng thống Kennedy và sau này là Giám đốc điều hành của Ngân hàng thế giới. Bà Thatcher, cựu Thủ tướng Anh; Valéry Giscard d'Estaing, cựu Tổng thống Pháp; Donald Rumsfeld, Bộ trưởng quốc phòng Mỹ; Brzezinski, cựu cố vấn an ninh quốc gia; Alan Greenspan, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ FED.

Ông chủ Ngân hàng quốc tế chính là ông chủ đứng đằng sau tất cả những tổ chức này. Dòng họ Rothschild đã là chủ từ rất nhiều hội nghị của Bilderberg.

Theo tuyên bố của ông Józef Retinger, chính trị gia người Ba Lan và là một trong những nhà sáng lập “Nhóm Bilderberg”, thì: “Nhóm không phải là một cơ quan hoạch định chính sách, nên mục tiêu chính là giải quyết những khó khăn giữa Tây Âu và Bắc Mỹ, để cải thiện mối quan hệ hợp tác của các bên, cùng nhau giải quyết những khó khăn giữa các nước châu Âu hoặc thậm chí một số quốc gia nhất định ngoài châu Âu. Sẽ rất khó để xác định những gì đạt được tại hội nghị, nhưng chúng tôi chắc chắn cung cấp một nơi gặp gỡ riêng biệt cho nhiều cá nhân có thẩm quyền trong các lĩnh vực cụ thể. Chúng tôi đã thấy rằng việc trao đổi quan điểm là rất hữu ích, đôi khi có thể tạo ra những ý tưởng mới, và theo cách đó, hội nghị có thể là nơi sản sinh ra nhiều sáng kiến”.

Kể từ cuộc họp khai mạc vào ngày 29 tháng 5 năm 1954 tại khách sạn Bilderberg,  Cuộc họp Bilderberg thường niên đã là một diễn đàn cho các cuộc thảo luận không chính thức nhằm thúc đẩy đối thoại giữa Châu Âu và Bắc Mỹ. Hàng năm, khoảng. 130 nhà lãnh đạo chính trị và các chuyên gia từ các ngành công nghiệp, tài chính, lao động, học thuật và giới truyền thông được mời tham gia Cuộc họp. Khoảng 2/3 số người tham gia đến từ Châu Âu và phần còn lại từ Bắc Mỹ; một phần ba từ chính trị và chính phủ và phần còn lại từ các lĩnh vực khác. Cuộc họp là một diễn đàn cho các cuộc thảo luận không chính thức về các vấn đề lớn. Các cuộc họp được tổ chức theo Quy tắc Chatham House, quy định rằng những người tham gia được tự do sử dụng thông tin nhận được, nhưng danh tính cũng như mối quan hệ của các diễn giả và bất kỳ người tham gia nào khác đều không được tiết lộ. Nhờ tính chất riêng tư của Cuộc họp, những người tham gia tham gia với tư cách cá nhân chứ không phải với tư cách chính thức, và do đó không bị ràng buộc bởi các quy ước của văn phòng của họ hoặc bởi các vị trí đã thỏa thuận trước. Như vậy, họ có thể dành thời gian để lắng nghe, phản ánh và thu thập thông tin chi tiết. Không có chương trình nghị sự chi tiết, không có nghị quyết nào được đề xuất, không có phiếu biểu quyết và không có tuyên bố chính sách nào được ban hành.

Cũng có những người chống tổ chức Bilderberg.
 

 

Cho nên nói rằng có thế lực ngầm điều khiển chánh phủ Mỹ cũng đúng phần nào, nhưng cũng không đúng vì Bilderberg chỉ là diễn đàn hướng dẫn cho những nhân vật quan trọng có thể theo đó mà hoạch định đường lối cho mình, có thể làm ảnh hưởng tới người khác. Nhưng chắc chắn có một điều là thế lực ngầm do sức mạnh của đồng tiền tạo nên ở Mỹ cũng không phải là ngoại lệ. 

Henri de Castries

 Thành viên Ban Điều Hành Bilderberg

Chủ tịch

Bernhard of the Netherlands (NLD)
Alec Home of the Hirsel (GBR)
Walter Scheel (DEU)
Eric Roll of Ipsden (GBR)
Peter Carrington (GBR)
Etienne Davignon (BEL)

Henri de Castries (FRA)

Tổng Thư Ký Danh Dự

John S. Coleman (USA)
Paul van Zeeland (BEL)
Joseph H. Retinger (GBR)
Joseph E. Johnson (USA)
Arnold Th. Lamping (Deputy) (NLD)
Ernst H. van der Beugel (NLD)
William P. Bundy (USA)
Paul B. Finney (USA)
Theodore L. Eliot, Jr. (USA)
Casimir A. Yost (USA)
Victor Halberstadt (NLD)
J. Martin Taylor (GBR)

Các Hội viên 

Ackermann, Josef (DEU)

Gerstner, Louis V. (USA)

Perkins, James A. (USA)

Agnelli, Giovanni (ITA)

Getchell, Charles (USA)

Pesmazoglu, John S. (GRC)

Agius, Marcus (GBR)

Griffin, Anthony G.S. (CAN)

Prodi, Romano (ITA)

Agnelli, Umberto (ITA)

Gubbins, Colin (GBR)

Pury, David de (CHE)

Airey, Terence (GBR)

Gustafsson, Sten (SWE)

Reisman, Heather M.9CAN)

Allaire, Paul A. (USA)

Hallgrimsson, Geir (ICE)

Ridgway, Rozanne L. (USA)

Andersen, Tage (DNK)

Hauge, Gabriel (USA)

Rijkens, Paul (NLD)

Androsch, Hannes (AUT)

Hauge, Jens (NOR)

Rockefeller, David (USA)

Arliotis, Charles C. (GRC)

Healey, Denis W. (GBR)

Rockefeller, Sharon Percy (USA)

Apunen, Matti (FIN)

Heinz, Henry J. (USA)

Rodriguez Inciarte, Matias (ESP)

Ball, George W. (USA)

Höegh, Leif (NOR)

Roll of Ipsden, Lord (GBR)

Balsemão, Francisco P (PRT)

Höegh, Westye (NOR)

Rothschild, Edmond de (FRA)

Barnevik, Percy (SWE)

Holbrooke, Richard C. (USA)

Ruggiero, Renato (ITA)

Baumgartner, Wilfrid S. (FRA)

Hubbard, Allan B. (USA)

Sabia, Michael (CAN)

Baverez, Nicolas (FRA)

Igler, Hans (AUT)

Sainsbury, John (GBR)

Bennett, Jack. F. ( USA)

Iloniemi, Jaakko (FIN)

Saraceno, Pasquale (ITA)

Bennett, Sir Frederic M. (GBR)

Jacobs, Kenneth (USA)

Scholten, Rudolf (AUT)

Bernabè, Franco (ITA)

Jankowitsch, Peter (AUT)

Schrempp, Jürgen E. (DEU)

Bertram, Christoph (INT/DEU)

Janssen, Daniel E (BEL)

Schwab, Klaus (INT)

Beyazit, Selahattin (TUR)

Johnson, James (USA)

Seidenfaden, Tφger (DNK)

Birgi, Nuri (TUR)

Jordan, Jr., Vernon E. (USA)

Seillière, Ernest-Antoine (FRA)

Black, Conrad M. (CAN)

Karsten, C. Frits (NLD)

Sheinkman, Jack (USA)

Boveri, Walter E. (CHE)

Kerr, John (GBR)

Silvestri, Stefano (ITA)

Brandtzaeg, Svein Richard (NOR)

Kiraç, Suna (TUR)

Smith, John (GBR)

Brady, Nicholas F. (USA)

Kissinger, Henry A. (USA)

Snoy et d'Oppuers, Jean C. (BEL)

Carras, Costa (GRC)

Kleinfeld, Klaus (DEU)

Sommer, Theo (DEU)

Carvajal Urquijo, Jaime (ESP)

Knight, Andrew (GBR)

Stone, Shepard (USA)

Cary, Frank T. (USA)

Kohnstamm, Max (INT)

Summers, Lawrence H. (USA)

Cavendish-Bentinck, Victor F.W. (GBR)       

Kopper, Hilmar (DEU)

Sutherland, Peter D. (IRL)

Cebrián, Juan Luis (ESP)

Korteweg, Pieter (NLD)

Taverne, Dick (GBR)

Christiansen, Hakon (DNK)

Kothbauer, Max (AUT)

Taylor, Arthur R. (USA)

Cittadini Cesi, Gian G. (ITA)

Krauer, Alex (CHE)

Taylor, J. Martin (GBR)

Clark, W. Edmund (CAN)

Ladreit de Lacharrière, Marc (FRA)

Terkelsen, Terkel M. (DNK)

Clarke, Kenneth (GBR)

Lambert, Léon J.G (BEL)

Tidemand, Otto Grieg (NOR)

Collado, Emilio (USA)

Lévy-Lang, André (FRA)

Trichet, Jean Claude (INT)

Collomb, Bertrand (FRA)

Lord, Winston (USA)

Tsoukalis,Loukas (GRC)

Corzine, Jon S. (USA)

Lundvall, Björn (SWE)

Umbricht, Victor H. (CHE)

Dam, Kenneth W. (USA)

Lütolf, Franz J. (CHE)

Valetta, Vittorio (ITA)

David, George M. (GRC)

MacLaurey, Bruce K. (USA)

Vasella, Daniel L. (CHE)

Davignon, Etienne (BEL)

Mathias, Charles McC. (USA)

Vranitzky, Franz (AUT)

Dean, Arthur H. (USA)

Mathews, Jessica T. (CAN)

Wallenberg, Jacob (SWE)

Deleuran, Aage (DNK)

Maudling, Reginald (GBR)

Warsh, Kevin M. (USA)

Donilon, Thomas E. (USA)

Meynen, Johannes (NLD)

Werring, Niels (NOR)

Duisenberg, Willem F. (NLD)

Mitchell, George J (USA)

Whitehead, John C. (USA)

Duncan, James S. (CAN)

Montbrial de, Thierry  (FRA)

Whitman, Marina von Neumann (USA)

Eldrup, Anders (DNK)

Monti, Mario (ITA)

Williams, Joseph H. (USA)

Elkann, John (ITA)

Moyers, Bill D. (USA)

Williams, Lynn R. (USA)

Enders, Thomas (DEU)

Murphy, Robert D. (USA)

Wischnewski, Hans-Jürgen (DEU)

Federspiel, Ulrik (DNK)

Myklebust, Egil (NOR)

Wolfensohn, James D. (USA)

Finley, Murray H. (USA)

Nass, Matthias (DEU)

Wolff von Amerongen, Otto (DEU)

Frame, Alistair (GBR)

Nφrlund, Nils (DNK)

Wolfowitz, Paul (USA/INT)

Franks, Oliver (GBR)

Ollila, Jorma (FIN)

Yost, Casimir A (USA)

Frum, David (CAN)

Oort, Conrad J. (NLD)

Zannoni, Paolo (ITA)

Gaitskell, Hugh T.N. (GBR)

Padoa-Schioppa, Tommaso (INT/ITA)     

Zoellick, Robert (USA)

 

Xem đầy đủ hình ảnh tại:

  https://www.youtube.com/watch?v=GF6WwQ5fLd0

        

866430102020