Nói như hiện
nay là tôi rất bức xúc nhiều việc xảy ra trước mắt hàng ngày, có những việc rất
đáng ca ngợi, nhưng có nhiều việc đáng phàn nàn, nhà cầm quyền cần có biện
pháp, nhưng trước hết mỗi người chúng ta cần học hỏi, sửa đổi nhất là phải có
lòng tự trọng về nền văn hóa của Việt Nam chúng ta, nên học hỏi, áp dụng trong
đời sống của mình theo các nước văn minh, để chúng ta đón tiếp khách ngoại quốc,
để đi du lịch nước ngoài, cho khỏi bị người nước ngoài khinh thị chúng ta.
Trước tiên,
mỗi cá nhân chúng ta cần nuôi dưỡng lòng tự trọng, dân tộc Việt Nam chúng ta có
nền văn hóa tốt đẹp lâu đời. Chúng ta luôn luôn quý khách, tôn trọng người khác,
sống có nếp sống văn minh, có văn hóa.
Tôi nhớ khi
còn nhỏ, lúc đến trường học sách Luân Lý
Giáo Khoa Thư, trong đó có những bài dạy học trò phải kính yêu người già cả,
phải giúp đỡ kẻ bần cùng, tật nguyền, ăn ở phải vệ sinh sạch sẻ.
Tôi thấy ở
phi trường hay trên xe bus có những dấu hiệu ghế dành cho người tàn tật, già cả,
nhưng có những người không tự trọng, còn trẻ, ăn mặc lịch sự thản nhiên ngồi vào
những chỗ đó, sao không ngồi vào những chiếc ghế tróng gần đó, tuy có đi đến cổng
lên phi cơ xa hơn một chút, nhưng chứng tỏ mình có văn hóa.
Dấu hiệu ghế
dành cho người Khuyết tật, ngưòi già, người mang bầu
Có lần tại
phi trường Nội Bàì, tôi thấy ở dãi ghế bên kia, một anh chàng ngồi vào ghế dành
cho người Khuyết Tật, người Già. Còn dãi ghế bên nây một cô nàng cũng ngồi vào
ghế dành cho người khuyết tật, bên cạnh lại để hành lý vào một ghế cũng dành
cho người Khuyết Tật, một mình chiếm trọn cả 2 ghế.
Có những lần
bị trễ hoặc bị hủy chuyến bay tại sân bay Dallas-Forth Worth, Denver, Chicago có
những người Mỹ nằm lăn ra sàn gạch ngủ ngon lành.
Chúng ta nên tự trọng, dù chưa hay không có người khuyết tật hay người già cả ngồi vào, nhưng chúng ta nên để tróng những cái ghế ấy dành cho họ. Cũng chuyến bay nầy, khi ra xe chuyển hành khách lên máy bay, có một anh chàng trung niên, ngồi vào hàng ghế sau cùng bên cạnh tôi, có một người đàn bà cao tuổi bước lên xe, anh ta vội vàng nhường chỗ cho người đàn bà cao tuổi đó. Đáng ca ngợi anh chàng nầy.
Một hôm tôi đi
xe bus tại bến dọc đường Trần Hưng Đạo, một cháu sinh viên hay học sinh, vội đứng
lên nhường chỗ mời tôi ngồi, đến trạm kế, có một bà đứng tuổi lên xe, có một cô
gái trẻ cũng đứng lên, nhường chỗ cho người lớn tuổi. Đáng ca ngợi cho các em,
các cháu sinh viên, học sinh đó.
“Nhà sạch thì mát,
bát sạch thì ngon”, có nhiều người thuộc lòng ngạn ngữ nầy, nên sáng sớm ra quét sân, quét
đường, nhưng rác đó đùa sang nhà bên cạnh, miễn nhà mình sạch thì thôi. Quen như
vậy, cho nên người ta ăn xong, những bao, giấy gói cứ vất bừa bãi ra đường, miễn
vứt ra để cho mình sạch sẻ thì thôi, chẳng cần biết mình đã xả rác, chẳng qua
người đó không tự trọng.
Tôi nhớ cách
nay chừng vài chục năm, có anh bạn bác sĩ đi tu nghiệp ở Singapore về, anh ta bảo
ở Singapore, đường sá, nhà cửa sạch sẻ vì nhà nào cũng có thùng rác, ngoài đường
nơi công cộng cũng có thùng rác. Như vậy ai cũng bỏ rác vào thùng. nhờ đó đường
sá, phố phường được sạch sẻ, vệ sinh. Tôi nhớ hình như sau đó, Tp. HCM cũng có
những thùng rác công cộng, nhưng nay không thấy đâu cả. Mấy hôm trước đi trên
quốc lộ N2, thấy bên đường, nhà nào cũng có thùng rác, mong rằng nơi đó giữ được
vệ sinh tốt, tốt nhất là mọi người ý thức gìn giữ vệ sinh và tự trọng không vứt
rác bừa bãi.
Thùng rác trước
các nhà trên quốc lộ N2 thuộc tỉnh Long An
Về văn hóa sắp
hàng, mới đây thấy trên báo Thanh Niên
số 8824 ra ngày 19-02-2020 đang bài Buồn
thay văn hóa xếp hàng. Ngày hôm nay 21-02-2020 báo Tuổi Trẻ số 9651 đăng bài Vụ
xô xát ở Đường Hầm Điêu Khắc Đà Lạt.
Có nhiều báo
Mạng đăng vụ nầy, xin trích đăng theo BBC Tiếng Việt.
Du khách Thái Lan bị hành
hung tại Việt Nam vì nhắc dân Việt xếp hàng
Bùi Thư BBC News Tiếng
Việt
·
18 tháng 2 2020
Bản quyền hình ảnh Warakorn J Kulsawad Image
caption Người phụ nữ Việt được cho là hành hung hai nữ du khách Thái Lan.
Mạng xã hội những ngày qua lan truyền hình ảnh, video về việc hai
nữ du khách Thái Lan bị một phụ nữ Việt Nam hành hung vì nhắc nhở xếp hàng.
Sự việc diễn ra ở KDL Đường hầm điêu khắc ở Đà Lạt, thuộc Công ty
CP Sao Đà Lạt.
Chuyện gì đã xảy ra?
Đại diện công ty CP Sao Đà Lạt xác nhận với BBC News Tiếng Việt hôm
17/2 là có xảy ra vụ xô xát giữa một người Việt và nhóm du khách Thái Lan vào
khoảng 10g30 ngày 11 tháng 2 vừa qua.
Người đại diện của công ty này cho biết khi đoàn du khách Thái Lan
đang xếp hàng để chụp ảnh tại hồ Vô cực, thì một phụ nữ mặc áo cam và một đàn
ông Việt Nam chen ngang. Nữ du khách người Thái nhắc nhở họ xếp hàng, hai bên
xảy ra tranh cãi. Tuy nhiên, khi đoàn du khách Thái Lan lên bờ, bất ngờ phụ nữ
Việt Nam lao đến giật tóc 1 nữ du khách Thái Lan khiến cô bị trầy mũi, gãy
kính. Nữ du khách người Thái khác trong đoàn vào can ngăn cũng bị kéo đứt tóc.
Sau đó, Công an P. 4 (TP. Đà Lạt) đến giải quyết vụ việc, đôi bên viết biên bản
tự thỏa thuận, không yêu cầu công an xử lý.
Bản quyền hình ảnh Warakorn J Kulsawad Image
caption Phần khoanh tròn màu xanh lá là điểm chụp hình, màu hồng là dòng người
xếp hàng
"Thông qua trường hợp này, công ty cũng xin gửi lời xin lỗi
đến nhóm du khách Thái Lan. Tại thời điểm đó quản lý và bảo vệ cũng đã có mặt
xử lý, nhưng vì hành động của nhóm du khách người Việt Nam khá manh động và xảy
ra quá nhanh nên không can thiệp kịp thời. Bên Đại sứ quán, Sở VH-TT&DL Lâm
Đồng cũng như UBND TP. Đà Lạt cũng đã yêu cầu công ty trình văn bản tường trình
vụ việc" - đại diện công ty CP Sao Đà Lạt nói với BBC News Tiếng Việt.
Đại diện công ty cũng nói thêm, hành vi của nhóm người Việt Nam
không đẹp, ảnh hưởng đến hình ảnh du lịch Lâm Đồng nói riêng và Việt Nam nói
chung:
"Đây là sự cố đáng tiếc. Lúc đó nếu được làm việc trực tiếp,
không bị bất đồng ngôn ngữ thì bên chúng tôi đã cố gắng xử lý tốt hơn. Người
chồng của người phụ nữ áo cam cũng đại diện nhóm Việt Nam xin lỗi nhóm khách
người Thái, bản thân tôi cũng gửi lời xin lỗi họ" - người này nói với BBC
News Tiếng Việt.
Nữ du khách Thái bị hành hung nói gì?
Cô Warakorn J Kulsawad, nữ du khách người Thái bị đánh trầy mũi,
gãy kính, kể lại với BBC News Tiếng Việt, :
"Bảy người trong nhóm chúng tôi phải xếp hàng để chụp hình tại
mõm đá thì một người phụ nữ áo cam bước ngược từ lối ra bên trái đến, cắt ngay
trước mặt. Tôi nhắc bà ấy bằng tiếng Anh là xếp hàng đằng kia. Người phụ nữ hét
lên bằng tiếng Anh: "Get out! Get out" nhưng tôi không quan tâm, tiếp
tục chụp hình".
"Nhưng bà ấy không để yên, lấy nước từ dưới hồ tát vào người
chúng tôi. Nhóm tôi kêu bà ấy dừng lại nhưng bà lại hét lên: "You are
foreigners, get out!". Trước khi tôi kịp chụp hình cho bạn mình thì bà ấy
xấn tới, kêu bạn tôi theo bà ra phía ngoài để nói chuyện. Tôi đi đến chỗ họ thì
thấy bà ấy bắt bạn tôi phải xin lỗi vì tôi đã vô lễ. Khi thấy tôi, bà ấy lao
vào tát thẳng vào mặt tôi khiến tôi ngã xuống đường" - cô Warakorn kể lại.
Bản quyền hình ảnh Warakorn J Kulsawad Image
caption Cô Warakorn J Kulsawad trước và sau khi bị trầy xước mũi trong vụ việc
Cô nói thêm: "Bạn tôi cố gắng tách bà ấy ra thì bị bà ấy túm
đứt mất một nhúm tóc, còn kính của tôi thì vỡ nát. Trong video tôi quay lại,
người phụ nữ còn cố tình lấy giầy muốn đánh tôi thêm. Người đàn ông khác trong
nhóm bà ấy thì chạy đi tìm mảnh gỗ để tấn công bạn bè tôi. Cuối cùng, nhân viên
tại khu du lịch cản chúng tôi ra".
Bản quyền hình ảnh Warakorn Image caption
Người đàn ông được cho là trong nhóm du khách Việt cầm thanh gỗ hăm dọa
Được hỏi về cảm giác khi xảy ra tai nạn, nữ du khách người Thái
bàng hoàng:
"Lúc đó tôi thực sự rất sốc và sợ hãi. Mũi tôi chảy máu, gãy
kính còn cô bạn đi cùng thì bị đứt tóc. Nếu đánh lại, mọi thứ còn tồi tệ hơn
nên tôi nghĩ để pháp luật xử lý. Chúng tôi yêu cầu nhân viên khu du lịch cho
xem CTTV nhưng họ từ chối. Chúng tôi phải đợi công an mất gần 1 tiếng rưỡi đồng
hồ".
Cô Warakorn cho biết, cuối cùng nhóm cô không được người phụ nữ kia
xin lỗi dù đã đưa ra bằng chứng về hình ảnh và video. Vì thủ tục kiện tụng và
bồi thường mất nhiều thời gian, cô chấp nhận ký vào biên bản, không yêu cầu
công an can thiệp:
"Tôi thực sự không hài lòng lắm. Cảnh sát bảo đây là vụ tranh
chấp nơi công cộng dù chúng tôi bị thương cả về thân thể lẫn tài sản và không
hề đánh lại phía bên kia. Nếu là luật ở Thái, đây rõ ràng là vụ hành
hung".
Cô nhận định thêm rằng đây chỉ là trường hợp cá nhân, không phải
người Việt nào cũng hung hăng như vậy:
"Tôi rất biết ơn tài xế và người phiên dịch, họ đã rất tận
tình giúp đòi lại công bằng cho chúng tôi. Tuy nhiên, có vẻ pháp luật Việt Nam
chưa thực sự bảo vệ toàn diện cho sự an toàn cho du khách nước ngoài. Vì thế,
tôi khuyên mọi người nên tránh xung đột khi đến Việt Nam".
Bản quyền hình ảnh Warakorn J Kulsawad Image
caption Bạn cô Warakorn (bên trái) và cô Warakorn (bên phải) bị bầm tím
Chia sẻ với BBC News Tiếng Việt, Warakorn cho biết mũi cô vẫn sưng
và bầm tím. Bạn cô thì vẫn đau vì bị mất một nhúm tóc nhưng tinh thần đã ổn
định:
"Sau tai nạn, cả nhóm hủy hết mọi kế hoạch tham quan ở Việt
Nam và ra sân bay ngày hôm sau trở về Thái Lan" Warakorn cho biết.
Người chứng kiến nói gì?
Người phiên dịch toàn bộ vụ việc cho hai bên nói với BBC News Tiếng
Việt:
"Khi công an đến làm việc, nữ du khách người Việt thừa nhận có
đánh hai bạn nữ người Thái. Công an cũng hỏi nguyện vọng của nhóm du khách
Thái, họ trả lời: Thứ nhất muốn công an phạt hành chính người phụ nữ đó. Thứ
hai yêu cầu bồi thường vì hai bạn nữ bị trầy xước, bị đứt tóc và gãy kính. Thứ
ba yêu cầu người phụ nữ phải xin lỗi".
Bản quyền hình ảnh Nhân vật cung cấp Image
caption Nữ du khách người Thái khác bị túm tóc khi can ngăn sự việc
Theo lời người phiên dịch, nữ du khách Việt ấm ức vì bà không có ý
định chụp hình nên cảm thấy bị xúc phạm khi các bạn Thái Lan yêu cầu bà xếp
hàng:
"Vì vậy, với ba yêu cầu nhóm du khách Thái Lan đưa ra, bà
không chấp nhận, bảo muốn bồi thường thì kiện lên tòa, nếu muốn phạt hành chính
phải lên đồn cảnh sát. Sau khi xem xét, nhóm du khách Thái Lan thấy quy trình
quá phức tạp, mất thêm thời gian nên các họ chỉ yêu cầu người phụ nữ áo cam xin
lỗi. Nhưng bà ấy không chấp nhận, đòi nhóm người Thái Lan phải xin lỗi bà"
- người phiên dịch kể lại.
Image caption Sự việc gây
chú ý dư luận trên các trang mạng xã hội Thái Lan
"Cá nhân tôi thấy người phụ nữ Việt Nam thực sự quá đáng. Tôi
là người phiên dịch mà còn thấy tức giùm cho nhóm du khách Thái Lan vì khi vào
làm việc với công an, người phụ nữ kia liên tục chửi các bạn ấy. Người chồng
ban đầu cũng bênh vợ nhưng cuối cùng đến nhờ tôi dịch dùm rằng ông đại diện cho
vợ xin lỗi nhóm du khách người Thái. Tuy nhiên, các bạn Thái Lan vẫn thấy ấm ức
vì người phụ nữ đánh các bạn không chịu nhận lỗi, nên các bạn mới chia sẻ câu
chuyện lên Facebook" - người phiên dịch cho biết thêm.
"Cá nhân tôi thấy
người phụ nữ Việt Nam thực sự quá đáng. Tôi là người phiên dịch mà còn thấy tức
giùm cho nhóm du khách Thái Lan vì khi vào làm việc với công an, người phụ nữ
kia liên tục chửi các bạn ấy. Người chồng ban đầu cũng bênh vợ nhưng cuối cùng
đến nhờ tôi dịch dùm rằng ông đại diện cho vợ xin lỗi nhóm du khách người Thái.
Tuy nhiên, các bạn Thái Lan vẫn thấy ấm ức vì người phụ nữ đánh các bạn không
chịu nhận lỗi, nên các bạn mới chia sẻ câu chuyện lên Facebook" - người
phiên dịch cho biết thêm.
Ông Vàng Bảo Thụy, tài xế
lái xe cho đoàn du khách Thái Lan chia sẻ với BBC News Tiếng Việt :
"Khi sự việc xảy ra,
tôi đứng bên ngoài xe. Tôi chạy vào thì thấy khách mình người bị trầy hết mũi,
người bị đứt hết tóc. Tôi đi xuống hồ tìm nhóm người Việt để hỏi sự tình. Khi
biết tôi là tài xế thì họ đòi đánh tôi. Họ nói: Bộ người người nước ngoài không
được đánh hả. Láo là đánh. Tôi sợ quá bỏ chạy ra ngoài và đề nghị quản lý khu
du lịch gọi cho công an".
Về việc công an đến nơi
chậm trễ, người phiên dịch nói thêm:
"Tôi giải thích cho
nhóm du khách Thái là công an gặp một vụ tai nạn giao thông nên phải ở hiện
trường chờ CSGT nên đến trễ. Công an sẽ vẫn tiến hành phạt hành chính theo yêu
cầu nhưng vì nhóm du khách người Thái không đủ thời gian để thực hiện nên không
thể trách công an không làm tròn trách nhiệm".
Bên cạnh đó, người này
cũng cho BBC News Tiếng Việt biết thêm, an ninh du lịch tỉnh Lâm Đồng đã liên
hệ để nhờ cô kết nối với nhóm du khách Thái Lan nhằm giải quyết sự việc.
Phản ứng của dân Thái
Để chế độ công khai, bài
đăng trên Facebook cá nhân của người bạn trai đi cùng với Warakorn kể lại việc
bạn gái mình bị đánh khi du lịch ở Việt Nam được hơn 4,000 like, hơn 4,000
tương tác, cùng hàng trăm lời bình.
Đa số các lời bình nhận
xét rằng hành động này ''quá hung dữ'' và ''mọi rợ.''
Hình ảnh được du khách Thái Lan quay Video Clip đưa lên Mạng
Một nữ Facebooker viết:
''Thật kém văn minh. Tôi
đã định đi Việt Nam chơi, nhưng thế này thì sẽ không bao giờ đặt chân đến đó
nữa. Không bao giờ.''
Một bạn của Warakorn an
ủi:
''Cầu mong Chúa phù hộ
bạn. Tôi hy vọng điều tồi tệ đã qua, hãy nhớ rằng bất cứ đi đến nơi nào, bạn
cũng cần phải cẩn thận. Những điều tốt đẹp đang chờ bạn ở nhà.''
Một nam Facebooker viết:
''Đọc xong muốn chửi thề.
Hung ác và kém văn minh quá. Tôi sẽ bảo bạn bè đừng đến Việt Nam du lịch nữa.''
Sau loạt những lời bình
đầu tiên, chủ tài khoản Facebook cho biết đã khóa không nhận thêm bình luận.
Theo BNEWS.VN
ngày 20-02-2020, đăng trên trang Mạng của họ:
Khu du lịch Đường hầm điêu khắc Đà Lạt xin
lỗi du khách Thái về vụ xô xát
Công ty Cổ phần Sao Đà Lạt đã có phản hồi xin lỗi
du khách Thái Lan trên trang mạng xã hội của du khách về vụ xô xát vào ngày
11/2.
Ngày 20/2, theo thông tin của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh
Lâm Đồng, Công ty Cổ phần Sao Đà Lạt, chủ sở hữu Khu du lịch Đường hầm điêu
khắc Đà Lạt, đã có phản hồi xin lỗi du khách Thái Lan trên trang mạng xã hội
của du khách về vụ xô xát vào ngày 11/2.
Cụ thể, trưa 11/2, tại Khu du lịch Đường hầm điêu khắc thuộc Công
ty Cổ phần Sao Đà Lạt có đoàn du khách Thái Lan gồm 7 người đếm tham quan.
Tại đây có điểm chụp ảnh đang hút khách là hồ vô cực. Vị trí này
được bố trí lối vào một chiều và du khách phải xếp hàng để được chụp ảnh. Đoàn
khách Thái Lan đã xếp hàng theo thứ tự. Trong khi đó một đoàn khách Việt Nam,
trong đó có bà Nguyễn Thị Thủy (trú tại 205 Nguyễn Xí, Phường 26, quận Bình Thạnh,
Thành phố Hồ Chí Minh) đã không xếp hàng mà đi ngược chiều và chen vào chụp ảnh
trước.
Vì vậy, du khách trong đoàn Thái Lan là bà Warakorn J.Kulsawad đã
lên tiếng nhắc nhở. Do bất đồng về ngôn ngữ, nghĩ đoàn khách Thái Lan xúc phạm
nên bà Thủy đã có lời lẽ đe dọa và hành động bạo lực là giật tóc bà Warakorn
J.Kulsawad.
Khi sự việc xảy ra, nhân viên khu du lịch đã can ngăn và tách rời
hai đoàn khách nói trên. Ban quản lý khu du lịch đã liên hệ, trình báo với Công
an Phường 4 (Đà Lạt) để phối hợp giải quyết.
Công an Phường 4 đã lập biên bản ghi nhận vụ việc, giải quyết mâu
thuẫn giữa hai đoàn khách. Kết quả, hai bên thỏa thuận không bồi thường thiệt
hại và không cần sự can thiệp từ cơ quan chức năng. Buổi làm việc có sự làm
chứng và hỗ trợ của bà Trần Thị Hải Như, phiên dịch tiếng Thái của đoàn khách
du lịch Thái Lan.
Bà Nguyễn Thị Nguyên, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh
Lâm Đồng, cho biết: Ngay sau khi nhận được phản ánh trên mạng xã hội, Sở đang
thu thập các thông tin liên quan, mời đại diện Ban quản lý Khu du lịch đến làm
việc. Đại diện Khu du lịch đã thừa nhận là cơ sở đã thiếu các biện pháp giám
sát chặt chẽ, để xảy ra vụ việc đáng tiếc, ảnh hưởng đến khu du lịch này nói
riêng và hình ảnh du lịch Đà Lạt-Lâm Đồng nói chung.
Lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lâm Đồng cũng đã yêu
cầu Khu du lịch triển khai các biện pháp khắc phục như: làm văn bản giải trình
vụ việc tới cơ quan chức năng; bố trí camera và bổ sung lực lượng bảo vệ tại
khu vực để đảm bảo can thiệp kịp thời trong 100% thời gian phục vụ khách; đặt
thêm biển báo song ngữ Việt-Anh tại khu vực. Đặc biệt, Khu du lịch phải có biện
pháp phản hồi, xin lỗi du khách trên mạng xã hội để du khách và những người
tham gia bình luận hiểu rõ hơn bản chất vụ việc.
Theo bà Nguyễn Thị Nguyên, ngày 19/2, Sở Văn hóa, Thể thao và Du
lịch tỉnh đã ban hành văn bản số 127/SVHTTDL chấn chỉnh tình hình hoạt động tại
Khu du lịch Đường hầm điêu khắc Đà Lạt. Công văn nêu rõ rằng nếu để xảy ra vụ
việc tương tự, Khu du lịch sẽ bị đình chỉ hoạt động.
Được biết, sau khi sự việc trên xảy ra, nhiều tờ báo, hãng tin
trong nước, quốc tế đã lên tiếng do bà Warakorn J.Kulsawad vẫn còn bức xúc về
thái độ thiếu thiện chí của bà Nguyễn Thị Thủy nên đã đăng tải câu chuyện về vụ
hành hung lên mạng xã hội./.
Chu Quốc Hùng/TTXVN
Theo
báo Mạng Thanh Niên ngày 19-02-2020
Buồn thay, văn hóa xếp
hàng !
Đ. Huân
Nhiều bạn đọc cho rằng
hành vi của nữ du khách Việt chen lấn không xếp hàng rồi còn đánh du khách Thái
Lan, xảy ra tại Đà Lạt, cần phải xử lý nghiêm.
Hồ Vô Cực, nơi xảy ra vụ việc nữ du khách Việt
chen lấn không xếp hàng rồi đánh du khách Thái Lan
Ảnh: Gia Bình
Như Thanh Niên đã
thông tin, mới đây trong khi chụp ảnh tại hồ Vô Cực trong thắng cảnh hồ Tuyền
Lâm (TP.Đà Lạt, Lâm Đồng) thuộc khu du lịch (KDL) Đường hầm điêu khắc của Công
ty CP Sao Đà Lạt, một nữ du khách Việt Nam đã xô xát với nữ du khách Thái
Lan. Đại diện Công ty CP Sao Đà Lạt cho biết lúc bấy giờ có đoàn du khách người
Thái đang xếp hàng ở lối vào để chụp ảnh thì ở khu vực lối ra (đối diện) 2 du
khách Việt Nam (1 nam, 1 nữ) lấn vào chụp hình trước. Du khách Thái Lan
không đồng ý và tranh cãi xảy ra. Lực lượng bảo vệ KDL đã can ngăn, giảng hòa
và 2 du khách Việt Nam dời đi trước. Tuy nhiên, khi đoàn du khách Thái Lan
lên, bất ngờ nữ du khách Việt Nam lao đến giật tóc 1 nữ du khách Thái Lan
và xô xát xảy ra. Sự việc nhanh chóng được nhân viên, bảo vệ KDL can ngăn kịp
thời. Sau đó, Công an P.4 (TP.Đà Lạt) xuất hiện, hai bên hòa giải và viết giấy
thỏa thuận tự giải quyết, không yêu cầu công an xử lý, rồi hai bên du khách ra
về.
Thật xấu hổ !
Theo ông Nguyễn Võ Lê
Huy, Phó giám đốc Công ty CP Sao Đà Lạt, mặc dù sự việc xảy ra quá nhanh và bất
ngờ nhưng bảo vệ và quản lý của công ty đã có mặt can ngăn kịp thời. “Tuy
nhiên, vụ việc này là điều đáng tiếc, ảnh hưởng đến hình ảnh du lịch tỉnh nhà
mà nguyên nhân xuất phát từ ý thức, văn hóa du lịch của một bộ phận du khách Việt
Nam khi tham gia vào hoạt động du lịch. Với tư cách là đơn vị quản lý,
công ty cũng gửi lời xin lỗi đến với nhóm du khách Thái Lan nói trên vì hành vi
không đẹp của nhóm du khách Việt Nam. Hành động của nhóm du khách Việt
Nam trong vụ việc không đại diện cho hình ảnh của người Việt Nam nói
chung và người Đà Lạt nói riêng…”.
Ý thức thật kém nơi công cộng.
Phương (TP.HCM)
Nhiều bạn đọc (BĐ) bức
xúc trước hành vi xấu xí của nữ du khách người Việt nói trên. "Văn hóa xếp
hàng ở đâu, rồi còn hành hung người nước ngoài, thật xấu hổ quá. Trường học đã
dạy xếp hàng vào lớp, chào cờ từ tiểu học cho đến cấp 3 rồi, nhưng giáo dục gia
đình vẫn là chính...", BĐ Quý (TP.HCM) ý kiến.
"Văn hóa xếp hàng,
văn hóa giao thông, văn hóa ứng xử... nói chung đều được nhà trường giáo dục từ
bé nhưng do ý thức kém cỏi, tranh giành, hơn thua nên xảy ra cớ sự. Cần cơ chế
hành chính xử phạt nghiêm, chứ giáo dục tự ý thức còn lâu lắm", BĐ Nguyễn
Ngọc Minh (Trà Vinh) bức xúc.
Trong khi đó, BĐ Nguyễn
Phương (TP.HCM) cho rằng: "Hành động của nhóm du khách Việt không đại diện
cho hình ảnh người Việt nhưng đã được mọi người biết đến rồi, gây ấn tượng xấu.
Thật quá xấu hổ. Văn hóa ứng xử không phải ngày một ngày hai có được”.
Cần phạt nặng để răn đe
Trước những hành vi xấu
xí, ảnh hưởng đến hình ảnh người Việt Nam cũng như ngành du lịch quốc gia,
nhiều BĐ đề nghị xử phạt thật nặng.
Người này làm xấu bộ mặt du lịch Việt Nam, đề nghị phạt thật nghiêm
minh. Công Dân (TP.HCM)
“Đề nghị phạt thật nặng
du khách Việt Nam có hành động làm xấu hình ảnh quốc gia", BĐ Hùng
Phạm (Đà Nẵng) ý kiến. Cùng quan điểm, BĐ Trần Hoàng (Hà Nội) viết: “Đây là
hành động làm hoen ố hình ảnh đất nước. Mình là người Việt, chúng ta phải xây
dựng Việt Nam là những điểm đến chứ. Hành động của nữ du khách Việt cần xử
phạt thật nghiêm. Ngoài ra, nên xem lại văn hóa ứng xử trong một số bộ phận
không nhỏ người Việt”. Còn BĐ Dinh Thuy (TP.HCM) ý kiến: "Phải xử lý
nghiêm để không ảnh hưởng đến hình ảnh con người Việt Nam nói chung và
ngành du lịch Việt Nam nói riêng. Văn hóa chen lấn xô đẩy của một số người
Việt Nam cần được loại trừ".
"Thể hiện thói hung
hăng, thiếu giáo dục, cần phạt nặng những hành vi như vậy để răn đe", BĐ
Trần Ngọc Quỳnh (Hà Nội) đề nghị.
Cô Nguyễn Thị Thúy cùng người đàn
ông đều có hành động như côn đồ, phá rối trật tự an ninh nơi công cộng. Pháp luật
Việt Nam không thể để yên, vì nó ảnh hưởng đến ngành du lịch và nhất là Văn hóa
Việt Nam bị nước ngoài phê phán, khinh bỉ.
Cũng vấn đề văn hóa xếp hàng nầy, năm 2018 tôi đi du lịch Sapa, lên
đỉnh Fansipăn, sau khi đi cáp treo, đến đoạn đi xe điện, có anh chàng mặc đồng
phục cố gắng chen lấn ra hàng trên, để được lên xe điện trước những người khác,
chẳng những anh ta làm mất thể diện cá nhân mà còn làm xấu cho cả đoàn thể của
anh ta. Đáng tiếc vì thiếu văn hóa xếp hàng. Chỉ một chút thôi, nhưng người
không tự trọng không thể làm.
Còn vấn đề
ý thức về luật lệ giao thông đèn xanh đèn đỏ đèn vàng. Tôi ra ngoài rất ít, nhưng
thấy người ta vượt đền đỏ rất nhiều, trong trường hợp nầy không thấy Cảnh sát
giao thông thổi còi phạt ai cả ! Nhiều người vượt đèn đỏ “vô tư”, người nọ thấy
người kia vượt thì mình cũng vượt, do không tự trọng và thiếu ý thức kỹ luật
trong giao thông.
Nguy hại nhất là khi chở trẻ con trên xe, chúng thấy người lớn vượt
đền đỏ tự nhiên, khi lớn lên chúng cũng sẽ theo gương cha mẹ vượt đèn đỏ vô tư,
bởi vì cha mẹ mình làm được thì mình cũng làm được.
Đèn đỏ vượt được thì chạy ngược chiều cũng tự nhiên. Đó là những
nguy hiểm và vô kỷ luật trong giao thông. Tai nạn sẽ xảy ra cũng tự nhiên.
Một người có lòng tự trọng, biết tôn trọng kỷ luật, có văn hóa sẽ góp
phần không nhỏ làm cho đất nước càng ngày càng văn minh, càng có văn hóa cao sẽ
được người ta đề cao, tôn trọng trong thế giới văn minh ngày nay.
866421022020
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét