Thứ Tư, 23 tháng 10, 2019

Trước ngày Hội Ngộ Lưỡng Niên 2019


Ái Hữu GĐPT Vĩnh Nghiêm Hải Ngoại
Tại chùa Phổ Từ
17327 Meekland Ave, Hayward, CA.94541



Huỳnh Văn An, Hồ Văn Phú, Võ Văn Phú

Hai chị em Trần Thị Cẩm Y, Trần Thị Thanh Minh


Nguyễn Vũ Hoàng Cương, Lê Ngọc Hồ, Trần Thị Thanh Minh, Võ Văn Phú, Trần Minh Phương, Phạm Thị Minh, chị X, Hồ Văn Phú




Cẩm Y, Minh Phương, Phú Võ, Minh Trần, Anh Quỳnh, Chị Tâm

Phạm Thị Minh chào mừng chị Nguyễn Thị Tâm

Cẩm Y làm chị Tâm bất ngờ


Đặng Đình Khiết gìới thiệu anh Quỳnh, chị Tâm với Thầy Từ Lực

Minh và Y vui vẻ rửa chén bát

Huỳnh Văn An, Trần Thị Thanh Minh, Trần Thị Cẩm Y

Chị X, Phú Hồ, An, Phú Võ, Phương, Khiết, Hồ, Chị Minh Trần, chị Y, Cẩm Y, chị Minh Phạm




8664231019







Thứ Bảy, 19 tháng 10, 2019

Duyên nợ tình Lam


Vài tháng trước, tôi có viết một tập sách mỏng về văn chương Hò Miền Nam, trong dó tôi thích câu hò:

Bí lên ba lá
Trách ba với má
Không ngắt ngọn làm giàn
Để bí mọc tràn lan
Vô doan bạc phận
Duyên nợ ở gần không đặng xứng đôi

Vô tình lên Mạng thấy có bài Tiến trình hình thành và phát triển Gia Đình Phật T Việt Nam của Thích Quảng Trí đăng trên trang mạng của Gia Đình Phật Tử  Kiên Giang (https://gdptkiengiang.vn). Bài viết nầy là luận án tốt nghiệp của Thầy, nội dung viết rất khoa học và giá trị. Tiếc rằng những chi tiết Thầy viết lấy từ các nguồn, nhưng nguồn không chính xác ví dụ trong bài kỳ 15 như sau:

“II-GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN (1951 – 1974)

Năm 1953: Đại hội Huynh trưởng GĐPT lần thứ II tại Huế

Đại hội Huynh trưởng GĐPT lần thứ hai được triệu tập với đầy đủ các đại diện của 3 miền Nam, Trung, Bắc, gồm 63 đại biểu, họp tại chùa Từ Đàm-Huế trong ba ngày 01, 02 và 03 tháng 01 năm 1953.
Thành phần tham dự:
- GĐPT Bắc Việt có 7 đại biểu, gồm 3 Gia đình : Liên Hoa (Hà Nội), Liên Hoa (Hải Phòng) và Minh Tâm (chùa Quán Sứ-Hà Nội).
- GĐPT Trung Việt có 55 đại biểu
- GĐPT Nam Việt chỉ có anh Nguyễn Văn Thục về tham dự vơi tư cách đại biểu chính thức GĐPT Nam Việt. Mặc dù lúc bấy giờ Nam Việt chưa có Ban Hướng dẫn GĐPT, anh Nguyễn Văn Thục đã đi với sự đồng ý của hai hội: Giáo Hội Tăng Già Nam Việt và Hội Phật Học Nam Việt do sự tiến cử của anh Tống Hồ Cầm.

Tại miền Nam, năm 1953, anh Tống Hồ Cầm cùng gia đình từ Huế di chuyển vào Nam. Nhờ uy tin sẵn có tại Trung phần, anh được thầy Quảng Minh, Cư sĩ Chánh Trí Mai Thọ Truyền –Hội trưởng Hội Phật Học Nam Việt- mời tham gia Hội và thành lập GĐPT Nam Việt. Gia Đình Phật Tử đầu tiên thuộc hệ thống của Hội Phật Học Nam Việt do cư sĩ Tống Hồ Cầm tổ chức được lấy tên là GĐPT Chánh Tín. Bác Chánh Trí Mai Thọ Truyền làm Gia trưởng, anh Nguyễn Hữu Huỳnh làm Liên đoàn trưởng.”
Trong đoạn văn trên, chúng ta thấy Đại Hội Huynh Trưởng GĐPT kỳ II, tổ chức tại chù Từ Đàm từ các ngày 1, 2, 3 tháng Giêng năm 1953, trong khi anh Tống Hồ Cầm năm 1953 anh mới vào Sàigòn sinh sống thì làm sao anh có thì giờ giới thiệu anh Thục đi dự Đại Hội. Hơn nữa Giáo Hội Tăng Già Nam Việt và Hội Phật Học Nam Việt lúc đó vẫn còn nghi kỵ nhau vì một đàng thân kháng chiến (GHTGNV), một đàng thiên chánh phủ quốc gia (HPHNV). Anh Tống Hồ Cầm không có thành lập GĐPT nào tại Sàigòn cả. GĐPT Chánh Tín do anh Nguyễn Hữu Huỳnh cải danh từ GĐPT Chánh Tâm lúc dời Đoàn quán từ nhà Bác sĩ Thọ, 31 Nguyễn Thông về chùa Phước Hòa, và khi đó anh Đặng Sỹ Hỷ làm Liên Đoàn Trưởng GĐPT Chánh Tín, sáp nhập với GĐPT Chánh Giác do anh Nguyẽn Văn Thục làm Liên Đoàn Trưởng, thành ra GĐPT Chánh Đạo do anh Nguyễn Văn Thục làm Liên Đoàn Trưởng, sinh hoạt tại chùa Phước Hòa.
Bài viết kỳ 16, có đoạn viết:
“Thầy Chánh Tiến (Giáo Hội Tăng Già Bắc Việt tại miền Nam) có quy tụ một số thanh, thiếu, đồng niên tại chùa Kim Cương đường Trần Quang Diệu, Sài Gòn. Anh Nguyễn Văn Thục được mời giữ chức vụ liên đoàn trưởng. Đây là GĐPT Bắc Việt tại miền Nam đầu tiên được thành lập lấy tên GĐPT Giác Minh đặt tại chùa Kim Cương, sau dời về chùa Giác Minh đường Phan Thanh Giản. Gia đình này là nền tảng cho GĐPT Bắc Việt tại miền Nam, hình thành nên GĐPT miền Vĩnh Nghiêm về sau.”
Xin mời đọc bài: Chuyện xưa về GĐPT tại:
Bài viết kỳ 17 như sau:
“* Đại hội Huynh trưởng GĐPT toàn quốc lần thứ IV tại chùa Xá Lợi:

Thượng Tọa Thích Thiện Minh và Thượng Tọa Thích Thiện Hoa tổ chức và triệu tập đại hội Huynh trưởng toàn quốc tại chùa Xá Lợi-Sài Gòn từ ngày 26 đến ngày 28/12/1961.
Thành phần tham dự:

GĐPT Trung phần có 14 Huynh trưởng
GĐPT Nam Việt có 9 Huynh trưởng
GĐPT Bắc Việt tại miền Nam có 5 Huynh trưởng
GĐPT thuộc Giáo Hội Tăng Già miền Nam có 5 Huynh trưởng
Cùng 28 tỉnh, thành tham dự
Đặc biệt đại hội này có 3 đại biểu GĐPT Nam tông tham dự
Dựa theo báo cáo các tỉnh, GĐPT hiện có : trên 1.000 đơn vị Gia đình, 3.000 huynh trưởng và 60.000 đoàn sinh.
Đại hội kỳ này đã bầu được Ban Hướng Dẫn Trung Ương toàn quốc, cung thỉnh Thượng Tọa Thích Thiện Hoa làm Trưởng BHD Trung ương, bầu anh Võ Đình Cường, Tống Hồ Cầm, chị Hoàng Thị Kim Cúc vào chức vụ Phó ban. Đại hội suy cử Cụ Chánh Trí Mai Thọ Truyền làm Huynh trưởng danh dự GĐPTVN.”
Trong phần nầy ghi có 3 đại biểu GĐPT Nam tông tham dư tôi khẳng định hoàn toàn không có, sai sót nầy do tác giả căn cứ theo quyển Gia Đình Phật Tử Việt Nam 50 năm xây dựng trang 87, không rõ ai đã thêm vào: Gia Đình Phật Tử Nam Tông: 3 H.Tr.


Hàng trước từ trái: Chị Hồng Loan, tôi, đại biểu Ninh Thuận
Hàng ngồi sau: Trần Hữu Định, nhạc sĩ Đỗ Thu, Lê Chiêu Thùy


Đại hội nầy đáng lẽ ra anh Võ Đình Cường được bầu làm Trưởng Ban Hướng Dẫn Trung Ương, nhưng vì thời cuộc không thể đưa anh ra “đứng mũi chịu sào”. Do vây mới cung thỉnh Thượng Tọa Thích Thiện Hoa, việc nầy được bàn tính trước đó trong nhiều phiên họp, gồm có Thượng Tọa Thiện Minh, Thiện Hoa, Tống Hồ Cầm, Trần Quang Thuận… trong Đoàn quán GĐPT Chánh Đạo tại chùa Xá Lợi, vào tháng 12 năm 1961, trước khi mở Đại Hội. Vì vậy, anh Võ Đình Cường không có bất kỳ chức vụ chi trong Ban Hướng Dẫn Trung Ương GĐPTVN được bầu năm 1961.
Anh Nguyễn Văn Thục nghĩ rằng anh là Ủy viên Nội Vụ, Điều Hành nên anh nhớ hết mọi chuyện, cho nên trong thư anh viết cho tôi ngày 28-3-1995 trang 10, anh viết:
**** Anh Huỳnh chỉ hoạt động GĐPT từng giai đoạn ngắn mà thôi, trong thư của Ái Tông có viết một câu, mà anh nghĩ lại cũng cần phải nói rõ, nếu không sẽ nhầm lẫn lớn và gián tiếp làm mất uy tín của bao nhiêu HT khác trong thời kỳ 1963 …. “Năm 1963 chỉ có một mình Nguyễn Hữu Huỳnh dám mặc đồng phục, điều động các GĐPT Sàigòn, Gia Định hoạt động tại Xá Lợi dưới sự chỉ đạo của Ủy Ban Liên Phái Bảo Vệ Phật Giáo. Sau 20-8-1963 anh Huỳnh vào tù vài ba lần, anh có cấp gì đâu nào !....” Ái Tông đã nghe ai nói vậy ? Thật là một sự sai lầm lớn, nếu Ái Tông nghe và tin, cho đó là đúng sự thật. Và nếu Ái Tông nói lại cho các anh chị em khác, nhiều người rất buồn, nhưng không cải chính làm gì, và … chỉ tội nghiệp cho Ái Tông, - đã lầm tưởng hay ngộ nhận, đó là những chuyện thật.
Ái Tông cứ bình tỉnh đọc lại và nghiệm lại xem, sự kiện có thể như thế được không (?).
1.- Thử hỏi Anh Huỳnh lúc bấy giờ đang giữ chức vụ gì trong BHDTƯ ? (hay lúc bấy giờ anh không còn hoạt động trong GĐPT (?). Anh Lương Hoàng Chuẩn lúc bấy giờ là Phó Trưởng Ban BHDTƯ. Đồng thời là Trưởng ban BHD Miền Quảng Đức (Saigon-Cholon), còn anh Nguyễn Quang Tú là Trưởng Ban BHD Gia Định (Còn tất cả anh chị em trong BHD TƯ đều có mặt tại Saigon. Như vậy anh Huỳnh lấy tư cách gì để điều động các GĐ Saigon, Cholon, không lẽ Ái Tông không biết quyền điều động GĐ là của các Huynh Trưởng đang giữ chức vụ, chứ không thể bất cứ ai cũng điều động được sao (?) không lẽ bao nhiêu HT lúc bấy giờ đã trốn hết rồi hay sao ? Như thế còn gì là tổ chức GĐPT ?
Tại sao Ái Tông không đặt câu hỏi: Với một HT có công với Đạo Pháp như thế, với GĐPT như thế, mà trong kỳ Đại Hội Toàn Quốc năm 1964 tại trường Gia Long, Ban Tổ Chức chỉ mời Anh Huỳnh với tư cách là “Cựu Huynh Trưởng” ? GĐPT chúng ta có bao giờ bạc đãi anh chị em HT như thế không ? Như thế thì tại vì sao ? Phải có lý do chứ ?
Anh Huỳnh nói anh ấy đã bị 3 lần ở tù dưới chế độ kỳ thị tôn giáo ? Anh ấy có nói rõ lý do gì không ? Khi đó Anh ấy đang giũ chức vụ gì trong Giáo Hội, trong Đoàn thể ? Anh không muốn nói ra sự thật, vì chẳng có lợi gì. Nhưng anh chỉ mong rằng Ái Tông, đừng cho những lời nói ấy là sự thật, thế thôi. Chuyện thuộc cá nhân người khác, chúng ta không nên nói đến, chỉ cần bảo vệ uy danh của Tổ Chức thì mới phải nói mà thôi.
Đến đây thì thư đã quá dài ……”




Anh Nguyễn Văn Thục là người trong cuộc, do anh không có liên quan, nên anh không thể nhớ các chi tiết quan trọng, anh nhầm việc nọ sang việc kia. Tôi muốn đưa ra thư anh Thục để dẫn chứng rằng không nên chủ quan.
Tôi đã viết thư cho anh Thục và anh đã dẫn chứng trong thư của anh gửi cho tôi: … “Năm 1963 chỉ có một mình Nguyễn Hưũu Huỳnh dám mặc đồng phục điều động các Huynh Trưởng GĐPT Saigon, Gia Định hoạt động tại Xá Lợi dưới sự chỉ đạo của Ủy Ban Liên Phái Bảo Vệ Phật Giáo. Sau 20-8-1963 anh Huỳnh vào tù vài ba lần, anh có cấp gì đâu nào !..”

Chắc anh Thục nhớ Đại Hội Huynh Trưởng Toàn Quốc kỳ IV vào các ngày 26, 27, 28-12-1961, anh Võ Đình Cường, anh Huỳnh và anh Thục được mời tới dự với tư cách là Cựu Huynh Trưởng, các anh ngồi hàng ghế đối diện với Chủ tọa Đoàn, lần đó, Đại hội cung thỉnh Thượng Tọa Thích Thiện Hoa làm Trưởng Ban Hướng Dẫn Trung Ương, anh Trần Quang Thuận được bầu làm Tổng Thư Ký. Cả anh Cường, anh Huỳnh và anh Thục không được mời giữ chức vụ chi cả.
Ảnh nầy các Htr. Đại biểu Đại Hội năm 1961, đi ăn ở chùa Dược Sư, có anh Cường dự
Năm 1960, trước Đại Hội nầy, anh Phan Cảnh Tuân và anh Nguyễn Hữu Huỳnh thành lập đoàn Huynh Trưởng A DỤC tại Thủ Đô Sàigòn, rồi Thầy Thiện Châu xuất dương du học, anh Phan Cảnh Tuân bị thuyên chuyển theo Sư Đoàn 7 đóng ở Mỹ Tho, anh phải theo đơn vị, Đoàn A DỤC tự ngưng sinh hoạt. Đến Pháp nạn 1963, cần có lực lượng GĐPT nên Ủy Ban Liên Phái đặt ra Ban Chỉ Đạo GĐPT, giao cho anh Huỳnh làm Trưởng Ban để điều động các GĐPT ngay tại Thủ Đô. Lúc đó chưa có GHPGVNTN thì làm gì có BHDTƯ, làm gì có anh Lương Hoàng Chuẩn là Trưởng Ban Hướng Dẫn GĐPT Miền Quảng Đức.
Lúc đó chắc anh Nguyễn Khắc Từ, anh Lương Hoàng Chuẩn chưa có mặt ở Sàigòn, nhưng nhiều Huynh Trưởng khác đang ở Sàigòn, họ không tham gia đến Xá Lợi nghe Thầy Giác Đức, Hộ Giác thuyết pháp, không tham gia biểu tình, tuyệt thực, hãy thông cảm họ vì chén cơm của gia đình, vì công ăn việc làm, vì sự an nguy cá nhân họ không tham gia, nên họ không biết những chuyện quan trọng đã xãy ra thời kỳ đó ở chùa Xá Lợi, ở chùa Giác Minh bị phong tỏa, bị dùi cui bị bắt vào Tổng nha Cảnh Sát.
Đây kẽm gai trên đường Phan Thanh Giản, Sàigòn, ngăn Phật tử đến chùa Giác Minh, Xá Lợi.
Cảnh Sát Dã Chiến và Cảnh Sát hốt người biểu tình lên xe đưa về Tổng Nha
Đại Hội Huynh Trưởng GĐPT Toàn Quốc kỳ V tại Trường Nữ Trung Học Gia Long vào các ngày 28, 29, 30-6-1964, anh Huỳnh được mời tới với tư cách Cựu Huynh Trưởng, sau diễn văn khai mạc, anh phát biểu đầu tiên định nghĩa Tân và Cựu Huynh Trưởng rồi anh đứng lên, xô ghế ra về. Tôi chỉ nghe Trưởng Tuệ Linh kể lại chi tiết nầy, còn tôi cũng là Đại biểu nhưng bận công tác Ủy viên Trật tự và Vệ sinh trong Ban Tổ Chức Đại Hội, nên không biết giây phút đó buồn vui thế nào ?!
Chúng tôi viết bài nầy, đưa ra những sai lầm do người viết không cẩn thận đối chiếu chi tiết của sự kiện. Chúng ta chớ nên quá tin vào những Huynh Trưởng kỳ cựu, quyển Gia Đình Phật Tử Việt Nam 50 năm xây dựng cũng có những chi tiết sai lầm, không tránh khỏi. Ví dụ như trang 42 viết về 

Gia Đình Phật Tử Việt Nam
Hội Nghị Huynh Trưởng Gia Đình Phật Hóa Phổ (tức Đại Hội Huynh Trưởng Gia Đình Phật Tử Kỳ Thứ I)
Diễn tiến Hội Nghị:
Vào các ngày 24, 25 và 26 tháng 4 năm 1951 tại chùa Từ Đàm, Huế, một Đại Hội Huynh Trưởng GĐPHP đầu tiên được triệu tập với sự tham dự của tám tỉnh miền Trung (Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên, Quảng Nam, Đà Nẵng, Bình Thuận, Di Linh, Lâm Viên, Đồng Nai Thượng), các đại diện chính thức của GĐPHP miền Bắc và miền Nam.
Thành phần đại biểu tham dự:
Miền Bắc: Anh Lê Văn Lãm, chị Tuệ Mai, chị Ni, chị Diệu Minh, chị Tý, chị Tuệ Ngọc.
Miền Nam: Anh Nguyễn Hữu Huỳnh, anh Nguyễn Văn Thục.
Có nhng sai lầm dẫn chứng sau đây:
Sai lầm thứ nhất: 9 tỉnh miền Trung, không phải tám tỉnh miền Trung
Sai lầm thứ hai: Miền Bắc chỉ có 3 anh tham dự với tư cách Dự thính: Tâm Thiết Trần Thái Hồ tự Lê Vinh, Chân Quang Trần Thanh Hiệp, Thông Phương Đặng Văn Khuê.
Còn danh sách các Đại biểu trên tham dự Đại Hội kỳ II, trong đó chị Ni có tên là Nguyễn Thị Ni, sinh năm 1920 tại tỉnh Hà Đông, nay thuộc thủ đô Hà Nội. Thân phụ là một công chức người Pháp, cụ ông Etienne Catallan. Thân mẫu là một y sĩ người Việt, cụ bà Nguyễn Thị Đắc. Chị Ni có tên tiếng Pháp là Eugénie Catallan. Đã quy y với Hòa Thượng Thích Đức Nhuận, có Pháp danh là Hải Triều Âm. Sau đó được gửi vào nhập chúng tại chùa Dược Sư Sàigòn, vừa tu học vừa phụng dưỡng mẹ già. Năm 1962, thân mẫu mãn phần, Ni sư đến Vạn Đức ở Thủ Đức, nhập chúng của Hòa Thượng Trí Tịnh tu pháp môn Tịnh Độ. Năm 1968, lên Đại Ninh tỉnh Lâm Đồng mở đạo tràng Tịnh Độ lập tịnh thất Linh Quang, suốt 7 năm tinh chuyên nhập thất, danh đức của Ni sư lan tỏa, đồ chúng nương về tu học, Ni sư phải mở thêm các cơ sở tự viện để đáp ứng nhu cầu tu học của chúng Ni, từ Linh Quang, Liên Hoa, Viên Thông, Hương Sen đến Dược Sư, Lăng Nghiêm rồi Bát Nhã. Ni trưởng Hải Triều Âm đã trút hơi thở cuối cùng vào lúc 11 giờ 45 phút ngày 24 tháng 06 năm Qúy Tỵ, nhằm ngày 31 tháng 07 năm 2013, thượng thọ 94 tuế thế, 60 hạ lạp.


Sai lầm thứ ba: Anh Nguyễn Hữu Huỳnh cũng như anh Nguyễn Văn Thục đều không có tham dự Đại Hội kỳ I nầy. Riêng anh Huỳnh sau đó có ra Huế dự Đại Hội thành lập Tổng Hội Phật Giáo Việt Nam trong các ngày 6, 7, 8, 9 tháng 5 năm 1951, đồng thời tham dự Trại Huấn Luyện Huynh Trưởng Kim Cang.
Danh sách Trại Kim Cang:
Trại Huấn Luyện Huynh Trưởng GĐPTVN đầu tiên
Năm 1951 tại Huế
Trại Kim Cang
*&*
Ban Trại Trưởng
Thầy Minh Châu ( Cố Vấn )
Anh Nguyên Hùng Võ Đình Cường ( Trại Trưởng )
Chị Tâm Chánh Hoàng Thị Kim Cúc
Anh Hồng Liên Phan Cảnh Tuân ( Trại Phó )
Anh Nguyên Phương Hoàng Trọng Cang
Anh Tâm Đại Lê Văn Dũng
Anh Lê Cao Phan
Anh Nguyên Y Lương Hoàng Chuẩn
Anh Nguyễn Hữu Ba
Anh Tâm Thiệt Nguyễn Xuân Quyền
Danh Sách Trại Viên
A.- Miền Trung:
1. Anh Lữ Hồ Nguyễn Minh Hiền
2. Anh Phạm Mạnh Cương
3. Anh Tâm Chánh Trần Kim Đạt
4. Anh Đỗ Kim Bảng
5.Anh Tôn Thất Đường
6.Anh Mai Quang Tích
7. Anh Mai Khắc Thuận
8. Anh Hoàng Anh Cung
9. Anh Tâm Huệ Cao Chánh Hựu
10. Anh Tâm Vinh Đoàn Văn Lộc
11. Anh Nguyễn Văn Bông
12. Anh Tôn Thất Ái Huyên
13. Anh Lê Bá Ngữ
14. Anh Nguyên Ngộ Nguyễn Sĩ Thiều
15. Anh Dương Xuân Dưỡng
16. Anh Thiện Hiền Dương Xuân Nhơn
17. Anh Nguyễn Thế Phong
18. Chị Hoàng Thị Quý
19. Chị Hoàng Thị Khương
20. Chị Hoàng Thị Ninh
21. Chị Bành Thị Diêu
22. Chị Hoàng Tuy An
23. Chị Nguyễn Thị Cúc
24. Chị Ngô Thị Bụt
25. Chị Tôn Nữ Huệ
26. Chị Nguyễn Thị Đoàn
27. Chị Lê Thị Diệm Thuần
28. Chị Nguyễn Thị Tranh
29. Chị Cao Thị Xuân Yến
B.- Miền Bắc:
30. Anh Tâm Thiết Trần Thái Hồ tự Lê Vinh
31. Anh Thông Phương Đặng Văn Khuê
32. Anh Chân Quang Trần Thanh Hiệp
C.- Miền Nam:
33. Anh Nhật Minh Nguyễn Hữu Huỳnh

Danh sách này do Trưởng Hoàng Trọng Cang ghi

Cho nên tôi mới thấm thía với câu ca dao:
Bí lên ba lá
Trách ba với má
Không ngắt ngọn làm giàn
Để bí mọc tràn lan
8664191019







Thứ Năm, 17 tháng 10, 2019

Ai là tác giả ?


Ai là tác giả huy hiệu Hoa Sen Trắng

và bài ca Dây Thân Ái?


Tâm Hảo HỒ PHÙNG

Tôi đọc cuốn Gia Ðình Phật Tử Việt Nam - 50 Năm Xây Dựng do Ban Ðiều Hợp Trung Ương Gia Ðình Phật Tử Việt Nam Hải Ngoại xuất bản tại Hoa Kỳ, có đề cập đến huy hiệu “Hoa Sen Trắng” tám cánh trên nền xanh lá mạ xuất hiện trong thời gian có Ðoàn Phật Học Ðức Dục (trang 40) và trang cuối cùng (533) có trích hai câu đầu của bài hát Dây Thân Ái. Tôi đọc từ đầu đến cuối, nhất là thời kỳ thành lập và đoàn ngũ hóa (1943-1953), từ lúc Gia Ðình Phật Hóa Phổ và Ðoàn Phật Học Ðức Dục ra đời. Sách trình bày rất rõ ràng và còn in hình nhiều huy hiệu, các bản nhạc thường dùng trong các gia đình Phật tử, hình bìa các tạp chí Phật giáo cũng như Biên bản các buổi họp. Nhưng sách hoàn toàn không nhắc đến tác giả của huy hiệu Hoa Sen và bài ca Dây Thân Ái. Tác phẩm trên đây được ra đời ở hải ngoại là một hạt ngọc đáng được trân quý. Những tài liệu dưới đây chỉ nhằm cung ứng cho lần tái bản sau, ngoài ra không có ý gì khác.

Ðộng cơ hay hoàn cảnh nào khiến tôi đặt câu hỏi nầy?

Về huy hiệu Hoa Sen: Gia đình Phật Hóa Phổ do Cư sĩ Tâm Minh, tức Bác sĩ Lê Ðình Thám làm Phổ trưởng vào năm 1940. Huy hiệu Hoa Sen, trên năm cánh, dưới ba cánh, ra đời trong khoảng thời gian sau đó không xa. Mới đây, Ðảng Bharatiya Janata Party (BJP) ở Ấn Ðộ, trong ngày nhậm chức của Thủ Tướng, đảng viên phất cờ có in huy hiệu Hoa Sen trên năm cánh dưới ba cánh, kết cấu tương tự như huy hiệu Hoa Sen của Gia đình Phật tử Việt Nam. Vậy thì huy hiệu Hoa Sen nào ra đời trước và giữa hai huy hiệu đó liệu có tương quan gì không?

Về bài ca Dây Thân Ái:

Bài ca Trai Áo Lam của Mạnh Cương, Mồng Tám Tháng Tư (Mừng Khánh Ðản) của Lê Mộng Nguyên, Sen Trắng (Bài ca chính thức của GÐPTVN) của Ưng Hội, Phạm Hữu Bình, Nguyễn Hữu Quán, Phật Giáo Việt Nam của Lê Cao Phan, Xuất Gia của Hoàng Cang, Ðoàn Liên Hương (Bài ca chính thức của Ðoàn Thiếu Nữ Phật Tử) của Hoàng Cang, Trầm Hương Ðốt của Bửu Bác, là những bài ca xuất hiện trong thời kỳ phôi thai của Gia Ðình Phật Tử. Hai bài ca thường được dùng trong sinh hoạt của Ðoàn, thứ nhất là bài Sen Trắng "Kìa xem đoá hoa trắng thơm, nhìn hào quang chiếu sáng trên bùn . . ." là bài ca mở đầu cho buổi sinh hoạt thường xuyên hay định kỳ, thứ hai là bài Dây Thân Ái "Dây Thân Ái lan rộng muôn nhà. Tay sắp xa nhưng tim không xa . . .", hát lúc sắp chia tay, là những bài ca xuất hiện trong cùng thời kỳ nay vẫn còn làm vương vấn biết bao nhiêu kỷ niệm cho nhiều lớp tuổi. Bài Dây Thân Ái cho đến nay, rất nhiều người vẫn chưa biết ai là tác giả!

Tình cờ, tôi biết ai là tác giả. Tôi và tác giả vẫn thường dùng điện thư để thăm hỏi và tâm tình. Tác giả là một đồng nghiệp, ngành thủy lâm, cùng lớp tuổi với cha mẹ tôi. Nhân chuyện một người bạn tôi, qua điện thư, ngõ ý muốn xuất gia, tác giả đã đề cập vấn đề nầy một cách nhiệt tình, chúng tỏ rất uyên thâm về Phật giáo. Về lãnh vực chuyên môn thủy lâm, cuộc đời tác giả có thể viếât thành một thiên hồi ký. Chính đề nghị tha thiết của tôi về việc viết hồi ký, tác giả thực sự phân vân mãi. Tác giả nghĩ rằng mình là một Phật tử nên quên cái Ngã (Ta) của mình, nhưng trong anh em đồng nghiệp viết cho nhau biết về cuộc đời của mình thì không biết có nên hay không? Thực tình, cuộc đời của tác giả ít ai biết nhiều, kể cả con cái trong nhà! Thấy tôi tỏ ra thú vị về cuộc đời lang bạt, có có không không, có nhiều đóng góp cho đoàn thể Phật tử lúc còn phôi thai, tác giả bắt đầu kể cho tôi nghe nhiều chuyện, trong đó có nhắc đến diễn tiến hình thành Gia đình Phật tử Việt Nam. Từ đó, tôi biết tác giả của huy hiệu Hoa Sen và bài ca Dây Thân Ái là Ông Lê Lừng, nay 80 tuổi, đang còn sống ở bên quê nhà.

Từ Mẫn - Lê Lừng (1920-1999)

Trích một bài viết của tôi về cuộc đời Ông Lê Lừng "Sau khi học hết Thành Chung (xưa gọi là Diplome) anh Lừng thi vào ngành thủy lâm vì bản tánh không thích ở một chỗ mà thích đi đây đó. Tôi nghĩ trong cung Mệnh của anh Lừng có lẽ có bộ sao Mã Khốc Khách hay Thiên Di, Thiên Ðồng hợp chiếu. Lúc bấy giờ, ngành thủy lâm hoàn toàn do người Pháp quản trị ... Không có ai người Việt làm Trưởng Khu (Chef de Cantonnement). Có một lúc, khi thua trận Nhật bản, một số lính thủy (matelot) người Pháp giữ chức vụ Trưởng Hạt (Chef de Division), nhưng đa số không biết chữ. Ðó là tình trạng tại Sông Dinh, khi đi kiểm điểm ghi kích thước cây, thay vì Trưởng cơ quan cầm Sổ Kiểm điểm thì anh Lừng lại cầm Sổ Kiểm Ðiểm, còn người Pháp thì cầm thước kẹp, thước dây đi đo, cầm búa đi đóng. Năm 1942, anh Lừng vào làm ở Sông Dinh, Trưởng Hạt là Ông Nguyễn Thế Viên, rồi Ông Từ Câu. Sau đó anh Lừng về Phan Thiết, phụ tá cho một garde general, người lai Pháp, rồi đến đời Ông Ðặng Hiếu Khán. Năm 1960, anh Lừng đổi vào làm Bộ Cải Tiến Nông Thôn, đời Ông Trần Lê Quang.

Ðến năm 1962, anh Lừng xin về Nha Thủy Lâm. Chính giai đoạn từ 1942 đến 1950, anh Lừng cho biết đã học rất nhiều về lâm nghiệp. Sau 1975, anh ấy chỉ làm vài tháng, rồi cùng gia đình đi làm ruộng ở Phú Hội, Lâm Ðồng. Suốt thời gian làm một người kiểm lâm từ 1942 cho đến ngày nghỉ việc về với ruộng đồng, anh Lừng tha thiết với lâm phần, nhưng một mình không làm nên nỗi mùa xuân cho rừng thiêng, dù có thiết tha cũng đành chôn vùi vào kỷ niệm. Ở lớp tuổi nầy, anh Lừng chỉ còn sống với kỷ niệm, âm thầm nhìn lại những tấm hình do mình chụp vào những ngày xa xưa ấy. Là một Nhiếp ảnh viên, những phong cảnh núi rừng thơ mộng và trữ tình như cảnh Biển Lạc, Núi Ông, Lăng Cầu, đầu nguồn sông La Ngà, đỉnh núi Ðại Bình, cảnh rừng U Minh, ven theo rừng Ðước. . . đã cuốn hút "người săn ảnh" vào kiếp sống rày đây mai đó. Kỷ niệm vẫn còn dạt dào lúc sống trong những buôn Thượng chứa chan tình thân thiết hay buổi sáng tinh mơ nghe tiếng chim đa đa kêu tha thiết ở ven rừng.

Cuộc đời của anh Lừng với bản tánh thích tự do, phóng khoáng, thích làm những việc mà anh cho là bình thường mà thật ra không bình thường trong thiên hạ, làm rồi quên đi, sống ở nơi chân trời góc biển như một kẻ lãng tử giang hồ. Anh đã sống thật trọn vẹn với cuộc sống của một người kiểm lâm, leo rừng lội suối, thẩn thờ bên bờ suối một mình hát nghêu ngao hòa điệu với tiếng nước róc rách, chim hót trên cành hay dừng chân trong một buôn làng hẻo lánh để hòa mình trong tiếng chày giã gạo đêm trăng. Anh vẫn thường nói, anh không được đào tạo chuyên môn ở trường, nhưng tôi nghĩ chính anh Lừng đã trưởng thành trong thực tế của nghề nghiệp, đó mới là vốn quý. Ngày xưa sống như vậy nhưng ngày nay anh Lừng ăn chay trường đã trên hai chục năm rồi để giữ gìn sức khỏe, chứ không phải tu hành gì cả, là một quyết tâm lớn.

Anh nhớ lại vào hồi 1944, 45, khi Nhật sắp đầu hàng Ðồng Minh, ngành Thủy lâm bắt đầu giao cho chánh phủ Việt nam, vì người Pháp phần thì bị Nhật bắt, phần thì trốn đi. Hạt Sông Dinh cũng bị giải thể vì ở đó chỉ lơ thơ không đầy vài chục người dân, tuy trụ sở của Hạt rất khang trang, nhà cao cẳng toàn bằng gỗ, và đầy tiện nghi. Vì Hạt không còn hoạt động, anh Lừng phải xách va-li về Phan Thiết, nhập chung với Hạt Phan Thiết. Nói là xách va-li vì tất cả tài liệu của Hạt đều nằm trọn trong cái va-li đó. Nói là về đó làm việc, chớ kỳ thật, ngày nào máy bay Ðồng Minh cũng vào bỏ bom Thị xã Phan Thiết nên phần ai nấy lo đi tản cư, không còn bụng dạ làm việc nữa. Riêng anh Lừng thì tản cư lên Lại An, một làng cách Phan Thiết khỏang 7 cây số.

Hồi ấy, gần ngày 6-3-1945 là ngày Nhật đầu hàng, ngày nào lính Nhật cũng kéo nhau đi từng đoàn, không rõ đi đâu. Lúc ấy, tại Lại An, Xóm Lụa, Mủi Né, Phú Hài, có một trận dịch tả (cholera) mà người ta gọi là bệnh thiên thời làm chết rất nhiều người. Không ai dám đi đâu cả, ai nấy đều lo chạy giặc, nên không thể đi Bệnh viện Phan Thiết xin thuốc được. Xung quanh nhà anh Lừng đang ở trọ ngày nào cũng có người chết, trong xóm người lăn ra chết quá nhiều. Hồi ấy người ta chỉ mong đợi nơi quỷ thần phò hộ, tin tưởng nơi mấy ông thầy pháp nhưng khổ nỗi ông thầy vừa cúng cho bệnh nhân xong trở về nhà thì thầy cũng lăn đùng ra chết. Anh Lừng thấy vậy, bèn ra tay làm liều, thử xem, vì không giúp thì người ta cũng chết, chi bằng cứ làm ẩu theo suy nghĩ của mình, còn nước thì còn tát. Không phải lấy mạng sống con người mà thí nghiệm, nhưng bước đường cùng rồi, không ra tay thì họ cũng chết thôi. Anh đã nghĩ đến thuốc tím (permanganate de potasse) là một hóa chất khử trùng rất tốt, thường dùng để rửa rau, rửa mụt nhọt... Anh lấy thuốc tím pha với nước sôi để nguội rồi cho họ uống với phân lượng đàng hoàng thì người bệnh ói ra nước trắng. Thấy có nhiều hy vọng nên hôm sau tiếp tục cho các người bệnh khác uống. Anh cũng cẩn thận làm sổ ghi tên họ bệnh nhân, dung luợng, cho uống xong anh còn đạp xe đạp đi thăm thử ai sống ai chết.

Lần lần tiếng đồn xa, người ở các vùng khác cũng đến xin anh thuốc. Anh phải nấu sẵn nước, chứa trong lu và phải về dược phòng (pharmacy) ở Phan Thiết mua thêm  thuốc tím  thì mới đủ cung ứng. Mỗi lần anh cho bệnh nhân uống một chai xa xị thuốc, uống một ngày một chai. Có người đến báo là uống thuốc của Thầy Hai cho bị bí đái, không đi tiểu được. Anh liền tra cứu sách, cho họ uống lá mã đề. Thế mà cứu mạng sống cho khoảng 50 người. Sau nạn dịch, gia đình bệnh nhân đem cho nào là hột gà, nào nếp, nào gạo thơm, nào nước mắm để "tạ ơn" Thầy Hai, nhưng hồi đó "Thầy Hai" còn độảc thân, lúc nào cũng nhớ mình là một Hướng đạo sinh, là một Phật tử, nên quà cáp lăng nhăng đó đều giao cho chủ nhà trọ. Anh Lừng nói nhiều khi mình "ngu" mà cũng làm được việc! Một thầy lang bất đắc dĩ!

Anh Lừng nhắc đến bài ca Dây Thân Ái làm tôi nhớ lại, lúc tôi còn nhỏ, tôi thường hát mỗi khi sắp chia tay các bạn trong Khuôn Hội Phật Giáo Vĩnh Nhơn ở Thành Nội Huế. Anh cũng nhắc đến cái huy hiệu (logo) hoa sen năm cánh màu xanh lục mà các em trong Gia Ðình Phật Tử được gắn lên ngực sau khi làm lễ nhập Ðoàn. Thật không ngờ tác giả của bản nhạc và huy hiệu là do anh Lừng sáng tác. Mãi đến bây giờ ít ai biết được điều đó. Việc anh Lừng góp công sức sáng lập Gia đình Phật Hóa Phổ, khởi đầu từ miền Trung, theo anh, là do nhân duyên cả. Anh ấy vẽ huy hiệu hoa sen vào khoảng năm 1939 hay 40. Lúc bấy giờ, anh Lừng và Ông Lê Ðình Luân, con trai của Bác sĩ Lê Ðình Thám, là Hướng đạo sinh Ðoàn Ðinh Bộ Lĩnh ở Huế. Gia đình không cho anh gia nhập Hướng đạo, bảo rằng bọn xì-cút (scout) là bọn vác gậy mang bị gầy ốm như kẻ đi ăn xin.

Không thực hiện được ý thích của mình, lại thêm bản tánh chuộng tự do, anh ấy bèn mua một chiếc xuồng nang khá rộng rãi sống như kiểu thoát ly gia đình. Ban đêm thì ngủ ở xuồng, ban ngày đi ăn cơm tháng, đi dạy học và viết bài cho Bác sĩ Lê Ðình Thám. Nghề tay trái lúc đó là Tốc ký viên nghiệp dư, viết bài hay viết kinh do Ông Thám đọc, để hiệu đính lại và cho đăng trên báo Viên Âm. Tiền kiếm được do dạy học và viết bài cho báo.

Lúc đó, đời sống thật lãng mạn vô cùng. Ban đêm, còn gì sung sướng bằng, nghêu ngao giữa giòng Hương Giang lững lờ, cho thuyền trôi về Cồn Hến rủ vài đứa em cùng đoàn Hướng đạo đi ngược giòng nước rong chơi, hò hát trên sông, rồi ngủ thiếp trên xuồng khi nào không hay. Có khi, xuồng neo trên Huế, dây neo đứt từ hồi nào, xuồng nhẹ nhàng trôi qua Cồn Hến, đến một nơi nào xa lạ, sáng ngủ dậy mới hay, anh lại phải chèo ngược lên Huế. Cũng nhờ chiếc xuồng đó mà ngày ngày anh Lừng chèo lên Bến Ngự làm việc kiếm tiền, trưa chèo về dạy mấy em nhỏ. Các em nhỏ nầy là con nhà nghèo, con của giới cu ly xe kéo, của giới bán hàng rong, ngủ đường ngủ chợ, cù bơ cù bấc, nghèo đói. Anh đã dạy cho các cháu học, đặt bài hát tiếng Việt cho các cháu ca hát vào những đêm trăng.

Tôi có nhắc cho anh Lừng biết rằng khi tôi còn nhỏ có học với nhạc sĩ Ngô Ganh và nhạc sĩ Lê Cao Phan. Bài hát đến nay tôi vẫn còn thuộc nằm lòng: "Con chuột cắp trứng đi không biết làm sao kéo đi, liền gọi Chú khác vô, Chú kia bày mưu tức thì. Anh nằm ngữa bốn chân, anh lo ghì ôm trứng đi. Tôi thì kéo cái đuôi, kéo anh về hang tức thì" do Nhạc sĩ Lê Cao Phan sáng tác cho lũ con nít chúng tôi hát đã có từ lâu lắm, tại sao không dùng những bài hát như thế mà anh phải đặt ra? Anh cho biết lúc anh còn ở Huế, hồi 1937, 38 không có ai viết nhạc cho thiếu nhi. Ông Lê Cao Phan hồi đó chưa viết nhạc. Liền đó, anh kể cho tôi một chuyện vui về nhạc sĩ Ngô Ganh, dạy nhạc lúc tôi còn ở bậc tiểu học, là bạn thân của anh Lừng sau những năm 38, 39. Ông Ganh lãnh dạy cho một trường tư ở Hội An của Ông Võ Sằn. Chánh quyền Hội An hồi đó cho là "anh" Ngô Ganh dạy trường "Vô Sản". Trường nầy bị đóng cửa, Ông Ganh về lại Huế, sau làm Giám Ðốc Ðài Phát Thanh Huế. Chính vì nghe những đứa nhỏ trong xóm ở Ðập Ðá đêm nào cũng hát, mà nghêu ngao những tiếng Tây không ra Tây, tiếng Việt không ra Việt, nên anh Lừng mới lấy bài hát Tây đặt lời Việt đạy cho chúng hát. Anh Lừng còn làm một mái nhà nhỏ để dạy cho các em con nhà có tiền, lấy tiền đó rủ nhau đi cắm trại, lấy thế làm vui.

Khi tôi đang viết đến đây thì ngẫu nhiên vô cùng anh Lừng lại gửi cho tôi thêm một điện thư khác cũng nói thêm về các em nhỏ nhà nghèo. Anh viết thêm, lúc anh đang lập đoàn trẻ nhà nghèo, dù có tiền đi dạy, vẫn thấy thiếu thốn tiền bạc, nhất là không có đủ lều để anh em ngủ đêm khi đi trại. Anh bèn viết thư ra Hà Nội cho Nhà Sách Nhất Nam Thư Quán bán bản quyền một cuốn truyện nói về Khoa học Thần bí do anh dịch từ Pháp văn với giá 8 ngàn đồng. Sồ tiền 8 ngàn đồng lúc đó to lắm vì một lon sữa bò gạo gía chỉ 1 xu mà thôi. Thế là anh cong lưng dịch trong vòng 8 ngày, gởi ra cho họ in, với biệt hiệu là Linh Sơn. Nhận được tiền, một phần anh gửi ra Hội An cho mấy người em, một phần sắm nồi nêu soong chảo và nhất là làm cái lều bằng đệm buồm cho các em đi chơi có chỗ ngủ lại đêm. Anh nghĩ rằng anh là người đầu tiên lấy đệm buồm bằng lá buông may thành lều, tuy nặng nhưng có còn hơn không.

Lúc đó, anh còn viết cho báo Thế Giới ở ngoài Bắc. Anh cho biết nói là viết báo, nhưng thực ra là dịch từ những bài trong báo Pioneer của Pháp để gửi đăng. Anh nhận định rằng, phía tả phái, hay phía Cộng sản, họ không chịu lối giáo dục của Hướng đạo vì họ cho là sản phẫm của đế quốc do một ông tướng người Anh là Baden Powell lập ra để trừ dân Zoulou. Họ lập ra đoàn Pioneer có nghĩa là mở đường khai lối, như Ðoàn Thiếu niên, Thanh niên Tiền phong bây giờ ở Việt nam. Cùng lúc đó, trong Nam, có tờ báo Khoa học Thần bí do Ông Bùi Thiên Lương làm chủ bút, mời anh hợp tác. Tòa soạn nhận được ảnh của anh Lừng gửi vô Saigon để làm Thẻ Báo Chí (carte de presse) họ thật không ngờ người họ mời hợp tác chỉ là "một thằng con nít nhỏ xíu". Thật ra, anh chỉ dịch những sách có sẵn trong tủ sách gia đình. Viết về Lễ Nam Giao, anh có đến tận nơi để nghiên cứu. Còn những bài viết về các lăng tẫm ở Huế thì anh dịch từ các tạp chí của Pháp như Bulletin des Amis du Vieux Hue (Tập san của những người bạn của Huế xưa), rồi còn dựa theo các bài viết còn vẽ thêm các hình vẽ, thế là trong Nam cho là lạ nên cho đăng ì xèo.

Trong đám trẻ con trong đoàn nhà nghèo, cũng có con em nhà có tiền theo học với anh Lừng. Trong đó có Ông Nguyễn văn Thiện sau nầy là Chuẩn tướng Tư lệnh Thiết Giáp thời Ông Diệm. Tuy là tướng, nhưng mỗi khi ra Phan Thiết đều có đến thăm anh Lừng. Về sau, tướng Thiện đi trên phi cơ hai chỗ ngồi, bị mất tích rất bí mật ở ngoài biển. Còn trong Gia đình Phật Hóa Phổ có Ông Nguyễn Ngọc Loan, sau nầy là tướng mà anh Lừng cho là "ngang bướng", có dính líu tấm hình được giải Pullitzer chụp được trong Trận Mậu thân, đã qua đời.

Về sau, lụt trôi mất chiếc xuồng, anh Lừng phải đi bộ từ Ðập Ðá lên đến Bến Ngự để làm việc. Gia đình Bác sĩ Thám thấy anh Lừng sống lang bạt, bảo về sống chung trong gia đình. Trong gia đình Ông Thám, chiều nào cũng tụng kinh. Anh em trong nhà và các em nhỏ trong xóm cũng đến tụng kinh buổi chiều. Nhân dịp nầy anh Lừng bàn với con Ông Thám thành lập một đoàn hướng đạo rồi gọi là Hướng đạo Phật tử. Ý kiến nầy được Ông Thám chấp thuận nhưng thay vì lấy tên Ðoàn Hướng Ðạo Phật Tử thì lấy tên là Gia đình Phật Hóa Phổ. Nếu lập Ðoàn Hướng đạo thì phải xin phép chánh quyền thêm rắc rối, chi bằng cứ coi là đoàn của gia đình, phổ biến Phật học trong phạm vi gia đình thôi. Từ đó, Gia đình Phật Hóa Phổ Tâm Minh (Tâm Minh là pháp danh của Ông Thám) hoạt động, và Gia đình Phật Hóa Phổ là một tổ chức Gia đình Phật tử đầu tiên vậy.

Gia đình Phật Hóa Phổ có mục đích phổ biến đạo Phật, dạy cho các em nhỏ biết lòng tin chân chánh, theo đạo đúng đắn, không bị mê tín dị đoan làm mê lầm. Lần lượt các nơi khác ở Huế cũng thành lập theo mô thức đó, chẳng hạn như gia đình Ông Tôn thất Tùng ở Bến Ngự do Ông Ðinh văn Nam mà anh Lừng lúc đó gọi là anh Nam (nay là Hòa Thượng Thích Minh Châu) phụ trách, ở Vỹ Dạ có gia đình Ông Nguyễn khoa Toàn, ở Bến Ngự còn có gia đình Ông Nghè Khác...Chủ trương lúc đó là ngăn cấm không cho các em nói tiếng Việt pha tiếng Pháp, hễ nói tiếng Pháp thì phải nói nguyên câu. Những lần đi cắm trại gần Nam Giao như Tứ Tây, Trúc Lâm, Tây Thiên, hay trong các rừng Thông tại Huế, anh Lừng làm Trại trưởng. Khi về nhà anh ta viết một bài tả lại cuộc cắm trại đó và đăng trên báo.

Khi Ðoàn Phật Hóa Phổ đã đông, anh Lừng tự hỏi tại sao mình không có một huy hiệu đeo trước ngực như anh em bên Hướng đạo khi làm lễ tuyên thệ có đeo huy hiệu Hoa Huệ (fleur de Lis). Anh Lừng bèn tự ý vẽ ra, không bắt chước của ai, cũng không phải "do nằm mộng" thấy hoa sen, miễn sao đơn sơ và đẹp. Sau nầy có Ðoàn Phật Học Ðức Dục, gồm những vị có học thức mà muốn tìm hiểu thêm Phật giáo, cũng dùng huy hiệu hoa sen nầy nhưng thêm mấy chữ viết tắt PHÐD ở phía trên. Ðoàn Phật Học Ðức Dục gồm các em lớn tuổi hơn các em trong Gia đình Phật Hóa Phổ, do Bác sĩ Thám dắt dìu nhằm đào tạo thanh niên trí thức làm rường cột cho việc hoằng dương chánh pháp. Nhưng anh Lừng không ngờ sau khi rời khỏi Huế vào Nam làm Kiểm lâm, huy hiệu hoa sen lại được phổ biến khắp toàn quốc, nhất là miền Trung. Từ chùa chiền, đình miếu, hay trụ sở các

Hội Phật học, cho đến các quan tài cũng trang trí hình hoa sen đó. Cũng trong thời gian trên, bài hát Dây Thân Ái ra đời cùng với nhiều bài hát khác.

Sau nầy, anh Lừng cho rằng việc anh vẽ huy hiệu hoa sen, trên năm cánh, dưới ba cánh có liên hệ đến vấn đề nhân quả và nhân duyên. Tôi ngạc nhiên tại sao liên hệ hai vấn đề nầy thì được anh giải thích coi bộ rất là lý thú. Anh nghĩ rằng kiếp trước anh là một ngườithợ đục đá (sculpture) trong một ngôi đền thờ nào đó bên Ấn Ðộ. Lý do là cách đây không lâu, khi xem truyền hình, anh Lừng thấy trong một cuộc bầu cử ở Ấn Ðộ, các đảng viên Ðảng BJP (Bharatiya Janata Party) có nâng cao và phất cờ có huy hiệu hoa sen của Ðảng BJP, cũng trên năm cánh, dưới ba cánh tương tự như hoa sen mà anh Lừng đã vẽ khoảng năm 1939, 40. Theo anh Lừng, đây là một sự trùng hợp lạ lùng. Nhớ lại lúc anh đang làm kiểm lâm, có một người Ấn Ðộ tự nhiên vào nhà tình nguyện coi bói toán cho anh. Anh vốn không tin và không thích bói toán nhưng Ông ấy đã nói thì cũng nghe xem sao. Ông thầy bói bảo rằng kiếp trước của anh Lừng là một Hoàng tử Ấn Ðộ, có ngôi chùa, sau phạm lỗi, mới sanh anh Lừng ra tại Việt nam. Ðối với anh Lừng, đó là chuyện tào lao, nhưng anh tự nghĩ, trong số 7 người con của anh, có 3 người (2 người hiện ở San Jose, 1 người ở Vũng Tàu) sao giống Ấn Ðộ vô cùng, cũng mắt to, có quầng đen bao quanh mắt, mũi dọc dừa, nét mặt Ấn Ðộ hoàn toàn.

Nhân tôi đề cập đến tình hình anh em cựu tù nhân chính trị qua Mỹ theo diện H.O. thì mới biết anh Lừng cũng là một chiến hữu, đồng màu cờ sắc áo. Anh bị động viên vào quân trường Thủ Ðức vào một trong những khoá đầu tiên. Vì là khóa phụ, toàn là bộ binh, không như các chính khóa có việc chọn lựa các binh chủng như Pháo binh, Truyền tin, Quân nhu, Thiết giáp... Trọn khóa phụ nầy, gồm 3 Ðại đội, đều phải đi tác chiến. Một số người có năng khiếu huấn luyện, như anh Lừng, thì được cho đi học Huấn luyện viên tác chiến (combat) trong ba tháng ở Vũng Tàu. Ở đây cũng có người Pháp dạy và tân binh thì do các nơi đưa đến cho đồng khóa của anh Lừng thực tập huấn luyện. Anh Lừng sáng tạo ra lối dạy lính cho dễ nhớ là dạy theo cách anh làm thơ hay đúng hơn là làm vè, do đó anh được xếp hạng Sĩ quan ưu tú (officer de valeur) rồi cùng khóa trở ra Suối Dầu Nha Trang, ở trong các "chuồng bò", chờ ngày Trường Biệt Ðộng Quân Ðồng Ðế xây dựng xong rồi ra đó dạy.

Suối Dầu là nơi ở tạm của Sĩ quan bổ nhiệm đến Trường Ðồng Ðế. Các anh em khác thì chờ, nhưng riêng anh Lừng thì được cử phụ trách Phòng Họa, vẽ các tranh ảnh lớn làm trợ huấn cụ như các cách tập cho tân binh, cơ bản thao diễn, động tác thể dục, các bộ phận khí cụ như súng, lựu đạn... Họ lựa anh Lừng chỉ huy Phòng nầy vì anh có khiếu vẽ. Vả lại, trong đời dân sự trước đó, anh Lừng có học hàm thụ Trường École ABC de Dessin ở Paris, nên có chút kiến thức về hội họa. Lúc đó, ở Suối Dầu không có tuyển mộ tân binh nào cả. Trong khoảng thời gian 1951, 52, tuy là Huấn luyện viên tác chiến, anh lại được cử làm Chánh Sở Hành Chánh gồm các phòng quân vụ, tài chánh, vật liệu, quân xa cho Trường Biệt Ðộng Ðội và Thể Dục là Trường dạy cho cấp Trung sĩ. Mỗi Phòng có một Thiếu úy đồng khóa phụ trách. Trường nầy, khi đồng khóa của anh mới đến, chỉ có hai dãy là nhà xây dùng làm nơi làm việc và văn phòng. Còn chỗ ở của Sĩ quan và anh em binh lính đều là nhà tranh, dần dần mới xây nhà ngói. Chính anh đã vẽ cho Trường Biệt Ðộng Quân huy hiệu lưỡi kiếm nằm trên đầu con báo đen.

Thời gian nầy, tánh anh anh Lừng trọng nguyên tắc quân đội (règlo) nên anh em ít ưa nhưng ngược lại đối với anh em lính tráng cấp dưới thì rất thương. Hồụi đó, mỗi Sĩ quan đều có một người lính phục vụ. Ai cũng bắt lính xách nước vô phòng cho họ tắm, còn anh Lừng thì ra tắm chung với anh em lính ở giếng công cộng. Khi giải ngũ về làm kiểm lâm ở Phan Thiết, một lần nọ, có một số anh em ở Ðồng Ðế đi công tác ở Bình Thuận, gồm một Tiểu đội. Họ tìm dến nhà anh Lừng, sắp hàng dài, có một Trung Úy người Huế chỉ huy anh em, nào nghiêm, nào chào đúng lễ nghi quân cách. Họ mời anh Lừng ra và trình diện y hệt như lúc còn quân trường, đến thăm Trung úy. Thế rồi, anh Lừng cãm động quá, cũng đi bắt tay từng người như lúc còn trong quân trường, lại là dịp cho cuốn phim dĩ vãng đời quân ngũ trở về trong trí nhớ. Ðây là câu chuyện do anh Lừng kể nhằm khéo léo trả lời trực tiếp một điện thư của tôi hỏi về cấp bậc cuối cùng trong quân ngũ của anh trước khi giải ngũ.

Lúc tốt nghiệp ở Thủ Ðức, người bạn thân của anh là "anh" Phạm Kim Ðỉnh trước 75 là Trung tá phục vụ ở Bộ Quốc Phòng, nay ở Pháp, gắn huy hiệu Thiếu úy cho nhau khi ra Trường. Ông Ðỉnh tặng cho anh Lừng một bài thơ như sau:

LÊ gót sắt trên đồi dưới ruộng,
LỪNG tiếng tăm trong mến ngoài thương.
Thân tặng anh nhớ những buổi chiều
Mến người bạn quý nhìn đời xa xa.

Chính người bạn thân nầy đã góp bàn tay giúp cho anh Lừng trong việc xin giải ngũ, thỏa mãn được mong ước của mình "là một người cha tốt, người chồng tốt", là không bao giờ muốn sống xa vợ con, đồâng thời tìm cơ hội để thoát khỏi bộ áo ka-ki, "sợ chết vì chiến tranh". Anh Lừng ở trong quân đội trên hai năm thì giải ngũ.

Anh Lừng hiện nay cùng gia đình ở Gia Ðịnh nhưng dưới nhãn quan của anh, anh đã xuất gia. Bởi vì xuất gia là gì, theo anh, là ra khỏi ngôi nhà phiền não, chớ không có gì khác. Bỏ qua những gì canh cánh bên lòng, nhất là những việc trước mắt, không thể hay chưa thể thực hiện được. Việc gì có thể bỏ qua được cho nhẹ nhàng thì bỏ qua đi: không trách ai, giận ai, phiền ai cả. Giữ tấm lòng thanh thản nhẹ nhàng, quên đi những ân oán cũ, hay những phiền não cũ mà hiện nay thấy là vô ích. Nói chung, tránh phiền não. Chính nhờ có computer, anh Lừng có công việc làm hằng ngày khá bận rộn: soạn kinh, trả lời và viết thư gởi bạn bè. Việc soạn kinh của anh là gom những ý chính (phần nhiều rất khó hiểu), tóm lại cho dễ hiểu nhưng vẫn giữ ý chính và viết lại cho những người mới học. Anh in ra từng đợt độ 9, 10 cuốn gởi cho những Chùa nghèo thiếu kinh ở miền Trung, và biếu những ai có đạo tâm muốn học hỏi. Anh có tâm nguyện làm 9 cuốn kinh thường dùng nhất tại Việt nam, nay đã làm xong 6 cuốn và đang nguyện Tam Bảo giúp anh hoàn thành Phật sự nầy. Anh chỉ làm việc buổi sáng vì mắt anh bị cườm (cataract), phải dùng thuốc làm cho con ngươi nở to ra mới đọc được. Anh em chúng tôi khuyên anh đi mổ mắt nhưng anh nghĩ đã lớn tuổi rồi, vả lại tại Việt nam số người đi mổ mắt như vậy nhiều người bị lại nên anh để liều.

Anh Lừng kể những câu chuyện nầy cho tôi biết và tôi lại muốn kể lại cho các bạn đồng nghiệp cùng biết."

Ðoạn trích trên đây do tôi viết trước khi tôi đọc cuốn sách dày về Gia Ðình Phật Tử Việt Nam - 50 năm Xây Dựng. Tôi có liên lạc ngay với Ông Lê Quang Linh ở San Jose, là một thành viên trong Ban Ðiều Hợp Trung Ương GÐPT Hải Ngoại, có tên ghi sau sách để đề cập về tác giả của huy hiệu Hoa Sen và bài ca Dây Thân Ái. Tối hôm đó, Ông Linh điện thoại báo cho tôi biết đã tìm được tài liệu cho biết tác giả là Ông Lê Lừng, người mà tôi vừa mới kể chuyện. Chị Trương thị Châu, xưa kia hoạt động ở Khuôn Hội Vỉnh Nhơn Thành Nội Huế, là nơi tôi được gắn huy hiệu Hoa Sen và đã từng cầm tay thành vòng tròn hát bài Dây Thân Ái khi còn nhỏ, cũng mong muốn được biết vài nét về tác giả mà xưa nay không nghe ai nhắc đến. Hy vọng lần tái bản sau sẽ có in hình Ông Lê Lừng bên cạnh bài ca và huy hiệu.

Tâm Hảo HỒ PHÙNG, 11/9/98 Olympia, WA

Phụ bản 1

To: altran@aol.com
CC: anson@saigon.com, binh_anson@yahoo.com
Date: Thu, 19 Aug 1999 22:54:54 -0700
Subject: Ai la` Ta'c Gi?a....
From: phung ho <phung16@juno.com>
Kính anh Phúc Trung,
Tôi vừa nhận được bài viết nầy của anh Hồ Phùng, và xin chuyển đến anh để xem, vì tôi không có nhiều hiểu biết về lịch sử của Gia Ðình Phật Tử VN.
Bài viết dùng phông chữ VNI-Times.
Kính,
Bình Anson
Phụ bản 2
Kính gửi anh Phúc Trung,

Xin lỗi anh nếu cách xưng hô này không đúng. Tôi, Tâm Hảo Hồ Phùng, 57 tuổi, hiện là Phó Tổng Thư Ký Hội Phật Giáo Olympia và Vùng Phụ Cận, Chùa Liên Hoa, Miền Thiện Minh, tại Tiểu Bang Washington. Cho tôi gủi lời thăm ông Lê Quang Linh, anh Huỳnh Kim Lân...

Ðây là bài Những Ngày Ðầu của GÐ Phật Hóa Phổ do chính tôi edit lại. Rất tiếc, trong khi liên lạc lần đầu tiên với quý anh thì cũng trong khoảnh khắc đó, Ông Từ Mẫn Lê Lừng ra đi vĩnh viễn lúc 1 giờ sáng ngày thứ sáu 20-8-1999 (10 tháng 7 năm Kỷ Mão) tại Sàigòn. Hưởng thọ: 80 tuổi. Liệu các Gia Ðình Phật Tử chúng ta ở hải ngoại có làm lễ gì để truy điệu một Phật tử đã có nhiều công quả cho công cuộc hoằng pháp lợi sanh lúc các Gia Ðình Phật Tử còn phôi thai.

Có tin gì xin quý anh vui lòng thông báo cho biết. Gia đình con Ông Lừng hiện ở San Jose.

Hồ Phùng 8/20/99 5:45pm

Phụ bản 3

Tin buồn

Qua Email của Kỷ sư Thủy Lâm Hồ Phùng, chúng tôi vừa được tin buồn, trân trọng thông báo cùng quý Ban Hướng Dẫn Hải Ngoại, Ban Hướng Dẫn các Châu và các quốc gia, cùng toàn thể Huynh Trưởngvà Ðoàn sinh Gia Ðình Phật Tử Việt Nam được rõ :
Huynh Trưởng Lê Lừng
Pháp danh Từ Mẫn
Sanh ngày 19-8-1920
Tại Thừa Thiên Huế
đã mệnh chung vào lúc 1 giờ sang
Ngày 20-8-1999
tại Gia Ðịnh
Việt Nam
Hưởng thọ 80 tuổi
Lễ di quan sẽ cử hành vào sáng Thứ Ba 24-8-1999

*
Là một Huynh Trưởng tiền bối, hữu công sáng lập Gia Ðình Phật Hóa Phổ Tâm Minh đầu tiên, là tác giả bài ca Dây Thân Ái, cũng là người đã sáng chế huy hiệu Hoa Sen Trắng của Gia Ðình Phật Tử Việt Nam.

Xin thành tâm cầu nguyện cho hương linh Trưởng Từ Mẫn Lê Lừng sớm vãng sinh về nước an lạc.

Phúc Trung